Từ 01/8/2023, Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã thì sẽ là cán bộ hay là viên chức?
Từ 01/8/2023, Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã đúng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
...
3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);
Theo đó, tại những địa phương chưa tổ chức công an chính quy thì Trưởng Công an xã được xem là công chức cấp xã.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP, việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn sẽ phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022.
Điều này đồng nghĩa rằng, cho đến hiện nay, việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn đã hoàn thiện, quy định "Trưởng Công an xã tại những địa phương chưa tổ chức công an chính quy là công chức cấp xã" không còn phù hợp.
Ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP đã thay đổi quy định hiện nay về các chức danh của công chức cấp xã như sau:
Chức vụ, chức danh
...
2. Công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức danh sau đây:
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
b) Văn phòng - thống kê;
c) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
d) Tài chính - kế toán;
đ) Tư pháp - hộ tịch;
e) Văn hóa - xã hội.
Có thể thấy, quy định mới đã loại bỏ "Trưởng Công an xã" khỏi các chức danh công chức cấp xã.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2023.
Điều này đồng nghĩa với việc công chức cấp xã sẽ gồm 6 chức danh nêu trên và chức danh "Trưởng công an" sẽ bị bỏ từ ngày 01/8/2023.
Từ 01/8/2023, Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã thì sẽ là cán bộ hay viên chức? (Hình từ Internet)
Không còn là công chức cấp xã, Trưởng công an xã sẽ là cán bộ hay viên chức?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm tại cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Về cán bộ xã, phường, thị trấn (cán bộ cấp xã), theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì chức vụ cán bộ cấp xã không bao gồm "Trưởng công an xã". Cụ thể:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Đối với viên chức, theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là người được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
...
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
...
Như vậy, có thể thấy, Trưởng công an xã không phải là cán bộ, công chức, viên chức mà là sĩ quan Công an nhân dân.
Cấp bậc hàm cao nhất đối với Trưởng Công an xã là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:
Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;
Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;
Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
h) Thiếu tá: Đại đội trưởng;
i) Đại úy: Trung đội trưởng;
k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.
Như vậy, theo quy định trên thì cấp bậc hàm cao nhất của Trưởng Công an xã là Trung tá.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưởng Công an xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?