Từ năm 2025, không thực hiện điều tra doanh nghiệp đối với 03 ngành nào? Phương pháp điều tra doanh nghiệp năm 2025 là gì?
Từ năm 2025, không thực hiện điều tra doanh nghiệp đối với 03 ngành nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 2 Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1706/QĐ-BKHĐT năm 2024 quy định về phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra như sau:
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
1. Phạm vi điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2025 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau:
- Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế;
- Ngành T - Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.
2. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân (trừ các ngành O, ngành U và ngành T trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam).
Như vậy, điều tra doanh nghiệp năm 2025 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ không thực hiện điều tra doanh nghiệp 03 ngành sau:
- Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc;
- Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế;
- Ngành T - Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.
Từ năm 2025, không thực hiện điều tra doanh nghiệp đối với 03 ngành nào? Phương pháp điều tra doanh nghiệp năm 2025 là gì?
Phương pháp điều tra doanh nghiệp năm 2025 là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 4 Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1706/QĐ-BKHĐT năm 2024 quy định về thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra như sau:
IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
...
4. Phương pháp điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2025 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp bằng hình thức thu thập thông tin trực tuyến thông qua sử dụng phiếu điều tra điện tử Webform.
Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin Phiếu Webform trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê thông qua hệ thống xác thực tên và mã (mật khẩu) của doanh nghiệp khi truy cập hệ thống để điền phiếu điều tra.
Như vậy, điều tra doanh nghiệp năm 2025 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp bằng hình thức thu thập thông tin trực tuyến thông qua sử dụng phiếu điều tra điện tử Webform.
Đồng thời, các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin Phiếu Webform trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê thông qua hệ thống xác thực tên và mã (mật khẩu) của doanh nghiệp khi truy cập hệ thống để điền phiếu điều tra.
Từ năm 2025, yêu cầu điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 1 Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1706/QĐ-BKHĐT năm 2024 quy định mục đích, yêu cầu điều tra như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA
...
2. Yêu cầu điều tra
Điều tra doanh nghiệp năm 2025 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án điều tra. Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các điều tra khác;
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.
Như vậy, điều tra doanh nghiệp năm 2025 phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án điều tra. Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các điều tra khác;
- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê 2015;
- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả;
- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?