Từ ngày 01/6/2022, bắt buộc phải có các loại giấy tờ nào khi đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Các loại giấy tờ nào bắt buộc phải có để đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Tôi muốn tìm hiểu để cập nhật thêm thông tin cho bản thân. Cám ơn vì đã cung cấp thông tin!

Các điều kiện để hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.

- Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

06 loại giấy tờ nào bắt buộc phải có để đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

06 loại giấy tờ nào bắt buộc phải có để đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Các loại giấy tờ nào bắt buộc phải có để đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp gồm:

- Tờ trình đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

- Đề án hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm hợp nhất, sáp nhập;

- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập;

- Dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 200, Điều 201 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

- Các tài liệu khác có liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp (nếu có).

Trong đó, đề án hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập;

- Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;

- Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập;

- Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;

- Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập;

- Thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

Quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp như sau:

*Đối với quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo một trong số các công ty bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất) hoặc công ty nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập) lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, có ý kiến về việc hợp nhất, sáp nhập và gửi 06 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;

- Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hợp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

*Đối với quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý

- Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phối hợp, thống nhất lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, trình cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý xem xét, quyết định;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này thẩm định, phê duyệt Hồ sơ và ra quyết định hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Sau khi có quyết định hợp nhất, sáp nhập, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp cùng ký vào Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án hợp nhất, sáp nhập.

Doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập trên cơ sở hợp nhất thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

*Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/06/2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập doanh nghiệp

Đặng Tấn Lộc

Sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sáp nhập doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
Pháp luật
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn là có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng?
Pháp luật
Cơ quan đại diện chủ sở hữu là gì? Quyền và trách nhiệm đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập?
Pháp luật
Sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty do ai có thẩm quyền thực hiện? Sử dụng các quỹ này theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xử lý ra sao?
Pháp luật
Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa có báo cáo tài chính năm thì số liệu chuyển giao được xác định ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhận sáp nhập có bắt buộc phải sử dụng người lao động hiện có của doanh nghiệp bị sáp nhập hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm khi bị sáp nhập thì đất đó xử lý thế nào?
Pháp luật
Mua bán doanh nghiệp M&A là gì? Mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp M&A? Hoạt động M&A được điều chỉnh bởi Luật nào?
Pháp luật
Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện bằng những biện pháp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào