Tự ý cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động có bị phạt gì không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
- Tự ý cho người lao động nghỉ không lương thì người sử dụng lao động có bị phạt gì không?
- Tự ý cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động có bị phạt gì không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
- Thời hiệu và thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý cho người lao động nghỉ không lương quy định thế nào?
Tự ý cho người lao động nghỉ không lương thì người sử dụng lao động có bị phạt gì không? (Hình từ Internet)
Tự ý cho người lao động nghỉ không lương thì người sử dụng lao động có bị phạt gì không?
Vấn đề này được đặt ra khi người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ không lương mà không có sự thỏa thuận với người lao động hoặc vì bất cứ lý do nào mà cho người lao động ngừng việc.
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 về Tiền lương ngừng việc như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương (tiền lương ghi trong hợp đồng lao động);
- Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động đó không được trả lương; những lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Có thể thấy, việc người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ không lương là sai so với quy định của pháp luật.
Tự ý cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động có bị phạt gì không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Như đã đề cập ở phần trước, người sử dụng lao động không được tự ý cho người lao động nghỉ không lương.
Trường hợp người lao động phải nghỉ làm do công ty yêu cầu mà không có thỏa thuận và không có các lý do khác thì sẽ được coi là ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động.
Lúc này, theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải được trả đủ lương theo hợp đồng lao động trong thời gian ngừng việc.
Nếu tự cho người lao động nghỉ mà không chịu trả lương, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Mức phạt đặt ra đối với người sử dụng lao động sẽ được căn cứ vào số lượng người lao động bị vi phạm. Cụ thể:
- Có từ 01 - 10 người lao động bị vi phạm: Phạt 05 - 10 triệu đồng.
- Có từ 11 - 50 người lao động bị vi phạm: Phạt 10 - 20 triệu đồng.
- Có từ 11 - 100 người lao động bị vi phạm: Phạt 20 - 30 triệu đồng.
- Có từ 101 - 300 người lao động bị vi phạm: Phạt 30 - 40 triệu đồng.
- Có từ 301 người lao động bị vi phạm trở lên: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Thời hiệu và thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý cho người lao động nghỉ không lương quy định thế nào?
Về thời hiệu, thẩm quyền xử phạt được căn cứ theo Điều 5, khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo đó, về thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý không trả lương cho người lao động là 01 năm.
Lưu ý rằng trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. (Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ không hưởng lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?