Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
- Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được đề xuất sửa đổi như thế nào?
- Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ được đề xuất sửa đổi thế nào?
Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào?
Bộ Quốc phòng mới đây đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (dự thảo lần 5).
Tải về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 về tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội như sau:
- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
+ Cấp úy: 50;
+ Thiếu tá: 52;
+ Trung tá: 54;
+ Thượng tá: 56;
+ Đại tá: 58;
+ Cấp tướng: 60.
- Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 không quá 05 năm; sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành, sĩ quan được đào tạo chuyên sâu, đặc thù hoặc trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định từ điểm h đến điểm r khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan nêu trên.
Có thể thấy, tại dự thảo Luật đã đề xuất tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội với cấp úy, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan tại ngũ (tuổi nghỉ hưu) tăng từ 46 tuổi lên 50 tuổi.
Thiếu tá từ 48 tuổi lên 52 tuổi. Trung tá từ 51 tuổi lên 54 tuổi. Thượng tá từ 54 lên 56 tuổi. Đại tá từ 57 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ) lên 58 tuổi (không phân biệt nam, nữ) so với quy định hiện hành.
Còn cấp tướng vẫn giữ nguyên là 60 tuổi đối với nam, đối với nữ tăng từ 55 tuổi lên 60 tuổi.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được đề xuất thực hiện như đã nêu trên.
Trên đây là đề xuất về tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội.
Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thế nào? (Hình từ internet)
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được đề xuất sửa đổi như thế nào?
Đối với cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan, tại khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
+ Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
++ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá 06;
++ Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá 03;
++ Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
+ Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; số lượng không quá 398;
+ Các chức vụ, chức danh quy định từ điểm h đến điểm r tại khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy.
- Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hảm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng,
- Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định nêu trên và trường hợp đặc biệt được phong, thăng quân hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chính phủ quy định cụ thể vị trí có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tưởng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tưởng của đơn vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại, bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhưng không vượt quá số lượng tối đa vị trí cấp tướng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp ủy do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ được đề xuất sửa đổi thế nào?
Cụ thể, tại khoản 7 Điều 1 dự thảo Luật đã đề xuất sửa đổi Điều 33 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
- Sĩ quan tại ngũ được bảo đảm chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, thai sản, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng cấp thẻ bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trên đây là đề xuất về chế độ chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ.
Phạm Ngô Hồng Phúc
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan quân đội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?