Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở gì? Ngoài tỷ giá hối đoái thì việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có thể dựa vào những công cụ nào? câu hỏi của anh Quốc (Nam Định).

Thế nào là tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam?

Căn cứ khoản 5 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 giải thích về tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
3. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
4. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
5. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
6. Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.
7. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch với kỳ hạn dưới 12 tháng các giấy tờ có giá.
8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
9. Hệ thống thanh toán quốc gia là hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành.
10. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
11. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
12. Giám sát ngân hàng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hiểu là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được quy định ra sao?

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái được quy định ra sao? (hình từ internet)

Ngoài tỷ giá hối đoái thì việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có thể dựa vào những công cụ gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Chiếu theo quy định này thì ngoài tỷ giá hối đoái thì việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có thể dựa vào những công cụ sau:

(1) Tái cấp vốn;

(2) lãi suất;

(3) Dự trữ bắt buộc;

(4) Nghiệp vụ thị trường mở;

(5) Các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý: Việc lựa chọn công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở nào?

Tại Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tỷ giá hối đoái như sau:

Tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Chiếu theo quy định này thì tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Cũng theo quy định này thì ngân hàng Nhà nước là cơ quan công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tỷ giá hối đoái

Phạm Thị Xuân Hương

Tỷ giá hối đoái
Chính sách tiền tệ quốc gia
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tỷ giá hối đoái có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tỷ giá hối đoái Chính sách tiền tệ quốc gia
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tỷ giá hối đoái là gì? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền công bố tỷ giá hối đoái?
Pháp luật
Tỷ giá hối đoái cuối kỳ là gì? Doanh nghiệp có được sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch?
Pháp luật
Nguyên tắc áp dụng tỷ giá hối đoái trong kế toán theo Thông tư 200? Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán?
Pháp luật
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hướng dẫn kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ?
Pháp luật
Có được chia lợi nhuận trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản mục có gốc ngoại tệ hay không?
Pháp luật
Khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
Pháp luật
Đối tượng tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là Thủ tướng Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong trường hợp nào? Khi xác định tỷ giá hối đoái phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là gì? Hướng dẫn ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động kế toán?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào