Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đối với đô thị loại IV được tính điểm như thế nào? Đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị từ năm 2015 thì có cần phải phân loại lại hay không?
Các tiêu chí để công nhận là đô thị loại IV được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 quy định về đô thị loại IV như sau:
"Điều 7. Đô thị loại IV
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đối với đô thị loại IV được tính điểm như thế nào?
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đối với đô thị loại IV được tính điểm như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Bảng 4 Phụ lục 1 Tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị và phương pháp tính điểm ban hành kèm theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 có quy định khung điểm đối với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp như sau:
Bảng 4 - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu đạt 4,5 điểm, tối đa đạt 6,0 điểm)
Theo đó, đối với đô thị loại IV, tiêu chuẩn về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được chia làm 02 nhóm:
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị:
+ Từ 65% trở lên: 1,5 điểm
+ Từ 55% đến dưới 65%: 1 điểm
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị:
+ Từ 80% trở lên: 4,5 điểm
+ Từ 70% đến dưới 80%: 3,5 điểm
Đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị từ năm 2015 thì có cần phải phân loại lại hay không?
Căn cứ Điều 14 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 có quy định như sau:
"Điều 14. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì không phải phân loại lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với đô thị đã có đề án phân loại đô thị trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận phân loại đô thị theo quy định của Nghị quyết này.
3. Đối với đô thị được công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà phạm vi phân loại đô thị không trùng với phạm vi ranh giới đơn vị hành chính dự kiến thành lập thì khi xét thành lập phải rà soát để công nhận loại đô thị phù hợp với Nghị quyết này.
4. Đối với đô thị đã được công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà có dự kiến mở rộng phạm vi nội thành, nội thị để thành lập quận hoặc phường và đề án thành lập quận, phường đã được trình cơ quan thẩm định thì khu vực nội thành, nội thị đó không phải phân loại lại; còn khu vực dự kiến mở rộng phải được Bộ Xây dựng đánh giá đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
Như vậy, trường hợp đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị vào năm 2015, trước ngày Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 có hiệu lực thì không phải phân loại lại.
Tuy nhiên, trường hợp đô thị được công nhận loại đô thị vào năm 2015 mà phạm vi phân loại đô thị không trùng với phạm vi ranh giới đơn vị hành chính dự kiến thành lập thì khi xét thành lập phải rà soát để công nhận loại đô thị phù hợp với Nghị quyết này.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?