Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp là gì? Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được tiến hành như thế nào?

Phương pháp kiểm tra độ thuần của hạt giống đối với giống cây lâm nghiệp được tiến hành và tính kết quả như thế nào? Việc lấy mẫu được thực hiện ra sao? Đây là câu hỏi của anh V.P đến từ Gia Lai. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp là gì?

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được giải thích tại tiểu mục 2.8 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13276:2021 như sau:

Tỷ lệ nảy mầm (Germination percentage)

Tỷ lệ phần trăm giữa số hạt nảy mầm so vội tổng số hạt kiểm nghiệm.

Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được thực hiện lấy mẫu như thế nào?

Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được thực hiện lấy mẫu được quy định tại tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13276:2021 như sau:

- Trộn đều phần hạt thuần, lấy ngẫu nhiên 400 hạt, chia thành 4 tổ để kiểm nghiệm nảy mầm (4 lần lặp, mỗi lần 100 hạt). Chỉ áp dụng đối với những loại hạt có kích thước lớn (1,0 ki lô gam hạt có khoáng dưới 5000 hạt).

- Trộn đều mẫu phân tích, lấy ngẫu nhiên (tùy theo loại hạt từ 0,4 gam đến 4,0 gam, bao gồm cả hạt tinh và tạp vật) để kiểm nghiệm nảy mầm. Chia đều thành 4 tổ, mỗi tổ có khối lượng 0,1 g đến 1,0 gam (tùy theo loại hạt, sao cho mỗi lần lặp có xấp xỉ 100 hạt thuần). Chỉ áp dụng đối với những loại hạt có kích thước nhỏ (1,0 ki lô gam hạt có trên 5000 hạt).

- Môi trường nảy mầm:

+ Yêu cầu đối với cát: Cát tinh, đồng nhất về đường kính cấp hạt giao động từ 0,05 mm đến 0,8 mm; Độ pHKCl dao động từ 6,0 đến 7,5; Không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, sâu bệnh hoặc các chất độc hại; Có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.

+ Yêu cầu đối với đất: Đất có kết cấu tốt, không bị kết vón, không lẫn với các viên to; Độ pHKCl giao động từ 6,0 đến 7,5; Không lẫn các loại hạt giống, không có mầm mống nấm, sâu bệnh hoặc các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây mầm hoặc việc đánh giá kết quả nảy mầm; có khả năng giữ ẩm, khi được điều chỉnh đến giới hạn độ ẩm thích hợp, có khả năng giữ nước để cung cấp cho hạt nảy mầm và cây mầm, đồng thời có độ thông thoáng cần thiết cho không khí lưu thông.

+ Yêu cầu đối với khay, hộp đựng giả thể: Phải vô trùng, không lẫn các hợp chất vô cơ, hữu cơ làm ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.

+ Yêu cầu đối với nước dùng để tưới ẩm cho giá thể là nước cất.

cây lâm nghiệp

Hạt giống cây lâm nghiệp (Hình từ Internet)

Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được tiến hành như thế nào?

Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được tiến hành theo tiểu mục 4.3.3 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13276:2021 như sau:

Tiến hành theo phương pháp sử dụng số lượng hạt thuần (Áp dụng đối với những loại hạt có kích thước lớn)

- Mẫu phân tích: Trộn đều phần hạt thuần, lấy ngẫu nhiên 400 hạt, chia thành 4 tổ để kiểm nghiệm nảy mầm (4 lần lặp, mỗi lần 100 hạt).

- Xử lý hạt: Đối với các loại hạt có tính ngũ sâu, trước khi gieo cần tiến hành xử lý, kích thích cho hạt nảy mầm, bằng các phương pháp xử lý vật lý hoặc hóa học.

- Gieo hạt: Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 100 hạt trên giá thể trông khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.

- Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:

+ Tên hạt giống.

+ Ký hiệu lô hạt.

+ Số hiệu lần lặp.

+ Ngày xử lý.

+ Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.

- Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.

- Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giá thể đủ ẩm.

- Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trừ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm không cao hơn không xử lý thì phải ghi rõ trong báo cáo kiểm nghiệm để có biện pháp khắc phục.

Tiến hành theo phương pháp chia tổ theo khối lượng (Áp dụng cho các hạt có kính thước nhỏ)

- Mẫu phân tích: Trộn đều mẫu phân tích, lấy ngẫu nhiên (tùy theo loại hạt từ 0,4 gam đến 4,0 gam, bao gồm cả hạt tinh và tập vật) để kiểm nghiệm nảy mầm. Chia đều thành 4 tổ, mỗi tổ có khối lượng 0,1 gam đến 1,0 gam (tùy theo loại hạt, sao cho mỗi lần lặp có xấp xỉ 100 hạt thuần).

- Xử lý hạt: Đối với các loại hạt có tính ngủ sâu, trước khi gieo cần tiến hành xử lý, kích thích cho hạt nảy mầm, bằng các phương pháp xử lý vật lý hoặc hóa học.

- Gieo hạt: Hạt được chia làm 4 tổ (4 lần lặp), mỗi tổ (một lần lặp) gieo 0,1 gam đến 1,0 gam trên giấy lọc trong khay men hay hộp petri. Chú ý tạo khoảng cách giữa các hạt đều nhau và không ảnh hưởng lẫn nhau khi hạt đã nảy mầm và phát triển thì không chạm nhau.

- Trên mỗi khay men hay hộp petri gieo hạt đều có nhãn ghi:

+ Tên hạt giống.

+ Ký hiệu lô hạt.

+ Số hiệu lần lặp.

+ Ngày xử lý.

+ Ngày đặt hạt vào môi trường nảy mầm.

- Đặt khay hạt vào trong tủ nảy mầm: với nhiệt độ, ẩm độ được điều chỉnh thích hợp hoặc, nếu phòng kiểm nghiệm có điều kiện nhiệt độ phù hợp thì có thể đặt khay hạt lên trên giá, có kính đậy phía trên.

- Hàng ngày kiểm tra, phun thêm nước cho giấy lọc đủ ẩm.

- Trường hợp xuất hiện hiện tượng nấm bệnh trong quá trình kiểm nghiệm thì phải kịp thời thay thế giá thể đang sử dụng bằng giá thể khác. Nếu nấm bệnh xuất hiện nhiều, gây khó khăn cho sự đánh giá cây mầm bình thường thì phải kiểm nghiệm lại bằng các mẫu hạt được xử lý bằng thuốc trữ nấm bệnh thường dùng. Qua xử lý nấm bệnh mà khả năng nảy mầm không cao hơn không xử lý thì phải ghi rõ trong báo cáo kiểm nghiệm để có biện pháp khắc phục.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống cây trồng lâm nghiệp

Nguyễn Nhật Vy

Giống cây trồng lâm nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống cây trồng lâm nghiệp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp trên đất rừng đặc dụng đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép là mẫu nào?
Pháp luật
Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ ngày 15/7/2024? Mức hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp đối với cây giống trong bình mô theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu? Giống cây trồng lâm nghiệp nào được xuất khẩu?
Pháp luật
Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên đúng không?
Pháp luật
Loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì? Việc quản lý chất lượng đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng yêu cầu nào?
Pháp luật
Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp là gì? Phương pháp kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm của hạt giống cây lâm nghiệp được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp lưu giữ bảo quản như thế nào? Dữ liệu nguồn gen này được lưu trữ bằng hình thức nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào