Tỷ lệ tái chế bắt buộc là gì? Quy cách tái chế bắt buộc là gì? Tỷ lệ tái chế bắt buộc, Quy cách tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì?
Tỷ lệ tái chế bắt buộc là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì:
Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Lưu ý: Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc.
Việc tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc là gì? Quy cách tái chế bắt buộc là gì? Tỷ lệ tái chế bắt buộc, Quy cách tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì? (Hình từ Internet)
Quy cách tái chế bắt buộc là gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì:
Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc, Quy cách tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì?
Theo quy định tại Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc:
Theo đó:
Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 3 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Quy cách bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Cụ thể:
DANH MỤC SẢN PHẨM, BAO BÌ PHẢI ĐƯỢC TÁI CHẾ KÈM THEO TỶ LỆ TÁI CHẾ VÀ QUY CÁCH TÁI CHẾ BẮT BUỘC
TT (1) | Phân nhóm sản phẩm, bao bì (2) | Danh mục sản phẩm, bao bì (3) | Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên (4) | Quy cách tái chế bắt buộc (Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) (5) |
A. | BAO BÌ | |||
1 | A.1. Bao bì giấy | A.1.1. Bao bì giấy, carton | 20% | Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất bột giấy thương phẩm. 2. Sản xuất các sản phẩm giấy như giấy vệ sinh, giấy bìa, hộp giấy hoặc các sản phẩm khác. |
2 | A.1.2. Bao bì giấy hỗn hợp | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất bột giấy, phôi kim loại và tấm vật liệu thương phẩm. 2. Sản xuất các sản phẩm giấy như giấy vệ sinh, giấy bìa, hộp giấy; tấm vật liệu thương phẩm hoặc các sản phẩm khác. | |
3 | A.2. Bao bì kim loại | A.2.1. Bao bì nhôm | 22% | Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất phôi nhôm sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất các sản phẩm khác. |
4 | A.2.2. Bao bì sắt và kim loại khác | 20% | Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất thành phôi kim loại sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất các sản phẩm khác. | |
... | ||||
38 | E.2. Xe máy chuyên dùng | E.2.1. Xe, máy công trình tự hành các loại | 01% | Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Thu hồi, tái sử dụng các bộ phận, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 4. Sản xuất bột cao su hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp. 5. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 6. Sản xuất các sản phẩm khác. |
Tải về Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách bắt buộc
Lưu ý:
- Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
- Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì sau 03 năm đầu tiên thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành trước ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tỷ lệ tái chế bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?
- Ngày 10/11 là ngày gì đối với doanh nghiệp Việt Nam? Nhân viên có được nghỉ làm hưởng lương ngày 10/11 không?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hải thượng Lãn Ông áp dụng từ 14 12 theo Thông tư 24/2024 bao gồm những gì?