UBND cấp tỉnh có được biệt phái viên chức tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ quản lý hay không?
UBND cấp tỉnh có được biệt phái viên chức tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ quản lý hay không?
Hiện nay đối với viên chức thì không áp dụng khái niệm điều động hay luân chuyển mà chỉ có quy định về biệt phái viên chức và chuyển đổi viên chức sang công chức. Trường hợp này có thể rơi vào trường hợp biệt phái viên chức.
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định:
Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
...
Và căn cứ Điều 65 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý; phân công, phân cấp, ủy quyền việc bổ nhiệm, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3) đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, việc quyết định biệt phái viên chức sẽ do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp quyết định.
Trường hợp này, chị phải kiểm tra lại thông tin về phạm vi quản lý tuyển dụng, sử dụng viên chức được phân cấp của UBND cấp tỉnh để biết Trường có thuộc phạm vi quản lý, tuyển dụng, sử dụng viên chức của UBND cấp tỉnh hay không.
Nếu có thì UBND cấp tỉnh vẫn có quyền ra quyết định biệt phái viên chức sang UBND cấp tỉnh để công tác.
Nếu không thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh không thể biệt phái viên chức sang UBND cấp tỉnh để công tác.
Trong thời gian biệt phái thì tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức do đơn vị sự nghiệp công lập cử hay nhận bảo đảm?
Trong thời gian biệt phái thì tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức do đơn vị sự nghiệp công lập cử hay nhận bảo đảm, thì theo khoản 2 Điều 36 Luật Viên chức 2010 có quy như sau:
Biệt phái viên chức
...
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Theo đó, trong thời gian biệt phái thì tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức do đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái bảo đảm.
Viên chức (Hình từ Internet)
Biệt phái viên chức được thực hiện theo trình tự nào?
Biệt phái viên chức được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái;
- Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biệt phái viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?