Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?

Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt là gì? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt được quy định như thế nào?

Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút?

Các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 cụ thể như sau:

- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

- Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

- Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

- Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

Lưu ý:

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản sau thiên tai, người dân vùng ngập lụt cần có những biện pháp để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh bệnh tật do ô nhiễm, trở lại cuộc sống bình thường theo hướng dẫn sau:

1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.

2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.

3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.

4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.

6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt là gì?

Ứng phó sau bão: Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút? Nguyên tắc bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt là gì?

Nguyên tắc bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó thiên tai

Phạm Thị Hồng

Ứng phó thiên tai
Bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ứng phó thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó thiên tai Bảo vệ môi trường
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là gì? Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường gồm các hoạt động nào? Các hoạt động đầu tư kinh doanh nào về bảo vệ môi trường được Nhà nước hỗ trợ?
Pháp luật
Để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào? Khách du lịch có các quyền nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi đến cơ quan nào? Cơ sở nào phải làm báo cáo giám sát môi trường?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào