Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên khi thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên khi thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng ngừa tham nhũng được quy định thế nào?
- Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định không?
Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên khi thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Ủy ban kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng.
2. Coi trọng công tác phòng ngừa, khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
3. Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có "vùng cấm".
4. Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.
Như vậy, Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên khi thực hiện công tác phòng chống tham nhũng phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Ủy ban kiểm tra phải chủ động thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Coi trọng công tác phòng ngừa, khi phát hiện đảng viên có hành vi tham nhũng phải kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
- Đảng viên ở bất cứ cương vị công tác nào, có dấu hiệu tham nhũng đều phải được xem xét làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không có "vùng cấm".
- Xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có hành vi dung túng, bao che tham nhũng hoặc cản trở, can thiệp trái quy định vào việc xử lý các vụ việc tham nhũng.
Trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng ngừa tham nhũng được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 quy định trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra trong công tác phòng ngừa tham nhũng như sau:
- Tham mưu, giúp cấp ủy quyết định các chủ trương, định hướng và ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức để phòng ngừa tham nhũng.
- Định hướng và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát để giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của đảng viên.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phòng ngừa tham nhũng khi được cấp ủy giao.
- Giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong việc triển khai và thực hiện kê khai, công khai tài sản theo quy định.
Giám sát đảng viên trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, giữ gìn đạo đức, lối sống; đảng viên có dư luận bất minh về tài sản và sinh hoạt, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; giám sát đảng viên có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Công khai và tham mưu giúp cấp ủy công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định các kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng vi phạm.
- Đề nghị cấp ủy cùng cấp; cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp, sơ hở có nguy cơ làm phát sinh tham nhũng.
Ủy ban kiểm tra (Hình từ Internet)
Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định không?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 quy định trách nhiệm xử lý về hành vi tham nhũng của Ủy ban kiểm tra như sau:
Xử lý về hành vi tham nhũng
1. Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại công tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự.
...
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tham nhũng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?