Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành không?
Dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành có thể lựa chọn hình thức quản lý nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì người quyết định đầu tư có thể lựa chọn một trong hai hình thức quản lý dự án xây dựng chuyên ngành như sau:
"Điều 20. Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thể như sau:
a) Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;
b) Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án."
Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành không?
Ủy ban nhân dân cấp xã có được quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành như sau:
"Điều 21. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
...
2. Thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện quản lý dự án đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Trường hợp Tổng cục trưởng được Bộ trưởng phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cùng chuyên ngành, hướng tuyến hoặc trong cùng một khu vực hành chính, tùy theo số lượng, quy mô dự án được phân cấp, ủy quyền và điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng có thể giao Tổng Cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án được phân cấp, ủy quyền;
b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn khác, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án;
c) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do cơ quan có thẩm quyền thành lập theo quy định tại điểm a khoản này là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo quy định tại khoản 5 Điều này."
Theo đó, thẩm quyền thành lập và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc về người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.
Cách thức hoạt động của Ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành như thế nào?
Cũng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành hoạt động như sau:
"Điều 21. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
..
4. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.
5. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
a) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định này; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
6. Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lập xem xét, quyết định, trong đó phải quy định rõ các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan."
Bùi Ngọc Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?