Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở nào?
- Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở nào?
- Trưởng thôn có được mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư không?
- Tần suất báo cáo về công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân các cấp cho Hội đồng nhân dân cùng cấp như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư như sau:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
3. Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:
a) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của Luật này thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Trưởng thôn có được mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư không?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư như sau:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
1. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Đại diện gia đình;
c) Đại diện Công an xã;
d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
đ) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyền mời "thành phần khác" ngoài những thành phần sau:
- Người có hành vi bạo lực gia đình;
- Đại diện gia đình;
- Đại diện Công an xã;
- Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
Do đó, người có uy tín trong cộng đồng dân cư có thể được xem là một thành phần khác mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể xem xét mời tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.
Tần suất báo cáo về công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân các cấp cho Hội đồng nhân dân cùng cấp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 50 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình theo thẩm quyền tại địa phương.
2. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo quy định của Luật này.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Như vậy, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?