Ủy ban nhân dân có được xác định quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
- Ủy ban nhân dân có được xác định quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
- Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
- Ủy ban nhân dân có trách nhiệm bố trí mặt bằng cho trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Ủy ban nhân dân có được xác định quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
...
2. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
a) Thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Trạm trung chuyển cố định đầu tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại I và đô thị loại đặc biệt phải sử dụng công nghệ tự động, hiện đại và phù hợp với điều kiện từng địa phương;
c) Khuyến khích sử dụng công nghệ trạm trung chuyển ngầm, bán ngầm hoặc ngầm hóa một số hạng mục công trình tại đô thị nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng đất nhưng phải có thiết kế bảo đảm mỹ quan đô thị và không gây ô nhiễm môi trường;
d) Bảo đảm kết nối đồng bộ với hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương;
đ) Phải có khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn, chất thải rắn cồng kềnh và các trang thiết bị thu gom, vận chuyển; có khả năng lưu giữ chất thải nguy hại sau khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng;
g) Trang bị các hệ thống, thiết bị cân; vệ sinh và phun xịt khử mùi phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; hệ thống camera giám sát; hệ thống, phần mềm để theo dõi, cập nhật khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển;
h) Ủy ban nhân dân các cấp xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Ủy ban nhân dân có được xác định quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không? (Hình từ Internet)
Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT thì yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Do đó, khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại tiết 2.12.4 tiểu mục 2.12 Mục 2 QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD; cụ thể như sau:
- Trạm trung chuyểnchất thải rắn không cố định phải đặt cách công trình nhà ở và các khu vực thường xuyên tập trung đông người ≥ 20 m;
- Nhà, công trình chứa dây chuyền trung chuyển, nén ép, lưu chứa chất thải rắn và công trình xử lý nước rỉ rác, khu rửa xe và thiết bị của trạm trung chuyển chất thải rắn cố định phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường ≥ 20 m;
- Ô chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh có chôn lấp chất thải rắn hữu cơ phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường ≥ 1 000 m;
- Ô chôn lấp chất thải rắn vô cơ phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường ≥ 100 m;
- Nhà, công trình chứa dây chuyền xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học và nhà, công trình chứa lò đốt chất thải rắn phải đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường ≥ 500 m;
- Khoảng cách an toàn môi trường của công trình xử lý chất thải rắn nguy hại, bùn thải được xác định theo công cụ đánh giá tác động môi trường nhưng phải ≥ quy định đối với công trình xử lý chất thải rắn thông thường.
- Trường hợp bùn thải được xử lý trong trạm xử lý nước thải thì áp dụng đồng thời các quy định đối với trạm xử lý nước thải;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly: quanh khu vực xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn cố định quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m; quanh khu vực xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 20 m;
- Khi cơ sở xử lý chất thải rắn bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước, đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách an toàn môi trường của các công trình phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mật độ cư trú cao phải quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh và áp dụng các công nghệ xử lý yêu cầu khoảng cách ly thấp.
- Trường hợp vẫn không đảm bảo yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường theo quy định cho phép áp dụng bổ sung các biện pháp xử lý môi trường tiên tiến để giảm khoảng cách an toàn môi trường, khi đó khoảng cách an toàn môi trường của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung cấp tỉnh được xác định thông qua công cụ đánh giá tác động môi trường;
- Các trạm trung chuyển chất thải rắn, cơ sở xử lý chất thải rắn hiện hữu không đảm bảo các quy định trên khi thực hiện về khoảng cách an toàn môi trường phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định;
- Trong vùng an toàn môi trường của các công trình xử lý thuộc trạm trung chuyển CTR cố định, cơ sở xử lý chất thải rắn chỉ được quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc trạm trung chuyển chất thải rắn cố định, cơ sở xử lý chất thải rắn, không được bố trí các công trình dân dụng khác.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm bố trí mặt bằng cho trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Căn cứ tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt như sau:
Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn sinh hoạt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?