Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ-CP, quyền hạn của nhà báo được quy định như sau:
"Điều 8. Quyền hạn của nhà báo
1. Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh, đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo giấy mời và các quy định cụ thể của Ban Tổ chức các hoạt động đó.
3. Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
4. Được ưu tiên trong việc mua vé tàu, vé xe, vé máy bay, chuyển nhanh điện tín, bài báo và ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các loại ấn phẩm báo chí khi hoạt động nghiệp vụ.
5. Được ưu tiên, tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong trường hợp giao thông bị ách tắc, khó khăn và được hưởng chế độ miễn phí đối với phương tiện giao thông của cơ quan báo chí và nhà báo khi phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí."
Theo đó, trong trường hợp nhà báo đến làm việc tại các cơ quan nhà nước (ví dụ như Ủy ban nhân dân) thì cần xuất trình thẻ nhà báo, ngoài ra không cần phải xuất trình thêm bất cứ giấy tờ nào khác, ví dụ như giấy giới thiệu của nơi mình làm việc, công tác. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân bắt buộc phải xuất trình thêm các giấy tờ khác mà không hợp lệ, nhà báo có thể khiếu nại vấn đề này lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được yêu cầu giải quyết. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cũng không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Nhà báo có được Nhà nước bảo hộ khi thực hiện các nghiệp vụ báo chí của mình hay không?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Báo chí 2016, trách nhiệm của Nhà nước được quy định như sau:
"Điều 13. Trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Nhà nước tạo Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng."
Theo quy định trên, nhà báo được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Do đó, trong những trường hợp nhà báo thực hiện các nghiệp vụ báo chí trên cơ sở quy định của pháp luật thì Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ đối với những hoạt động này.
Nhà báo đưa tin làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức thì phải làm thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
"3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo."
Như vậy, trong trường hợp nhà báo có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước, cụ thể là cung cấp những thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín của cơ quan nhà nước thì nhà báo có nghãi vụ phải cải chính, xin lỗi. Tuy nhiên, nếu những thông tin được đưa ra là hoàn toàn đúng trên thực tế thì không thuộc trường hợp nói trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà báo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?