Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu?
- Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu?
- Thời hạn để Ủy ban nhân dân thực hiện cung cấp thông tin trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu được quy định thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thực hiện phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu là gì?
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu?
Căn khoản 5 Điều 5 Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg (Có hiệu lực ngày 15/02/2020) quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến các hoạt động nhập khẩu phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam như sau:
Cung cấp các thông tin, văn bản có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn đơn vị quản lý.
Ủy ban nhân dân có trách nhiệm gì trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu? (Hình từ Internet)
Thời hạn để Ủy ban nhân dân thực hiện cung cấp thông tin trong việc cập nhật thông tin về hoạt động nhập khẩu phế liệu được quy định thế nào?
Tại khoản 6 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg quy định về thời hạn cung cấp thông tin chia làm 2 loại, cụ thể như sau:
"Điều 5. Trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến các hoạt động nhập khẩu phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam
...
6. Thời hạn trao đổi, cung cấp thông tin
a) Thông tin thường xuyên, định kỳ
Các bộ, Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm cung cấp, chia sẻ công khai những thông tin, tài liệu mang tính thường xuyên, định kỳ mỗi quý một lần vào ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo qua Cổng thông tin điện tử của ngành, Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua hình thức văn bản, thư điện tử với các cơ quan, bộ ngành liên quan.
b) Thông tin theo yêu cầu
- Trường hợp có yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin thì cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không cung cấp thông tin thì bên được yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Đối với những yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin khẩn cấp nhằm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm thì cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp ngay trong ngày, sau khi có sự phê duyệt của người có thẩm quyền. Trường hợp không cung cấp được ngay thì phải nêu rõ lý do và phải chịu trách nhiệm về lý do được nêu ra."
Theo đó đối với thông tin thường xuyên, định kỳ thì thời hạn để Ủy ban nhân dân cung cấp thông tin sẽ là định kỳ mỗi quý một lần vào ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Đối với thông tin theo yêu cầu thì thời hạn Ủy ban nhân dân cung cấp thông tin là không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đối với những yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin khẩn cấp thì Ủy ban nhân nhân dân có trách nhiệm cung cấp ngay trong ngày.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thực hiện phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu ban hành kèm theo Quyết định 35/2019/QĐ-TTg có nội dung về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thực hiện phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu như sau:
"Điều 7. Phối hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu
...
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân:
a) Quán triệt, chỉ đạo, điều phối các hoạt động kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng trên địa bàn để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phát hiện xử lý đối với các hành vi vận chuyển, nhập khẩu chất thải, phế liệu không đáp ứng quy chuẩn vào Việt Nam.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn như: Công an, Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quản lý thị trường... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề, các cơ sở tái chế phế liệu; đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề, cơ sở tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường.
c) Kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, công tác quản lý các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển phế liệu, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép phế liệu qua biên giới.
d) Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo."
Theo đó trong công tác phổi hợp trong việc thực hiện thông quan phế liệu nhập khẩu thì Ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm như trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu phế liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?