Ủy ban thường vụ Quốc hội có được sử dụng con dấu có hình Quốc huy không? Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Ủy ban thường vụ Quốc hội có được sử dụng con dấu có hình Quốc huy không?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) về quản lý và sử dụng con dấu
Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy
1. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.
4. Văn phòng Chủ tịch nước.
5. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.
7. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
8. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương.
9. Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài.
10. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao.
11. Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội được sử dụng con dấu có hình Quốc huy.
Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội được xác định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
5. Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận.
Theo đó, nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có được sử dụng con dấu có hình Quốc huy không? Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội? (Hình từ Internet)
Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ thế nào?
Theo khoản 4 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
5. Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận.
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?