Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật theo trình tự nào? Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật như thế nào?
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 48 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
Lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có thể được mời phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
b) Đại diện Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
đ) Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận.
2. Căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
3. Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có thể được mời phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
Bước 2: Đại diện Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
Bước 3: Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
Bước 5: Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
Bước 6: Chủ tọa phiên họp kết luận.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật theo trình tự nào? (Hình từ Internet)
Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 49 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
Bước 1: Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
Bước 2: Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có thể được thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội;
Bước 3: Sau khi dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với đại diện Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
Bước 4: Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
Bước 5: Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ tên dự án luật, pháp lệnh và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án đó.
Việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật ra sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:
a) Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; cơ quan chủ trì thẩm tra, dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra.
Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;
b) Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
c) Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các biện pháp cụ thể để bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Thường trực Ủy ban pháp luật có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo và triển khai việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thông qua các hoạt động sau đây:
- Phân công cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; cơ quan chủ trì thẩm tra, dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.
+ Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra.
+ Trong trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra;
- Thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Quyết định tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các biện pháp cụ thể để bảo đảm việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xây dựng luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?