Ủy ban về quyền của người khuyết tật khi nộp báo cáo về hoạt động của mình thì có thể đưa ra những vấn đề nào?
- Quốc gia nhận được các báo cáo từ Ủy ban về quyền của người khuyết tật có gợi ý và khuyến nghị thì cần phải làm gì?
- Ủy ban về quyền của người khuyết tật khi nộp báo cáo về hoạt động của mình thì có thể đưa ra những vấn đề nào?
- Các tổ chức hội nhập khu vực theo Công ước về quyền của người khuyết tật được quy định như thế nào?
Quốc gia nhận được các báo cáo từ Ủy ban về quyền của người khuyết tật có gợi ý và khuyến nghị thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Xem xét báo cáo
1. Ủy ban sẽ xem xét từng báo cáo, đưa ra gợi ý và khuyến nghị chung về báo cáo mà Ủy ban thấy thích hợp và chuyển cho quốc gia thành viên liên quan. Quốc gia thành viên có thể lựa chọn bất kỳ thông tin nào để trả lời Ủy ban. Ủy ban có thể yêu cầu thêm thông tin liên quan đến việc thi hành Công ước này từ các quốc gia thành viên.
2. Nếu một quốc gia thành viên quá hạn nộp báo cáo, Ủy ban có thể thông báo cho quốc gia thành viên liên quan về sự cần thiết kiểm tra tình hình thi hành Công ước này ở quốc gia thành viên đó, trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy mà Ủy ban có được, nếu quốc gia thành viên không nộp báo cáo trong vòng 3 tháng kể từ ngày được thông báo. Ủy ban sẽ yêu cầu quốc gia thành viên liên quan tham gia vào việc kiểm tra này. Nếu quốc gia thành viên đáp ứng bằng cách nộp báo cáo liên quan, sẽ áp dụng quy định tại khoản 1 điều này.
3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cung cấp các báo cáo cho tất cả các quốc gia thành viên.
4. Các quốc gia thành viên sẽ phổ biến rộng rãi báo cáo của mình cho nhân dân trong nước và tạo điều kiện cho việc tiếp cận những gợi ý và khuyến nghị chung về các báo cáo này.
Ủy ban sẽ chuyển cho các tổ chức chuyên môn, các quỹ và chương trình của Liên Hợp Quốc, cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác, nếu thích hợp, báo cáo của các quốc gia thành viên để đưa ra đề nghị hoặc chỉ ra nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật nêu trong đó, cùng với những nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban nếu có về những đề nghị hoặc dấu hiệu này.
Như vậy, quốc gia nhận được các báo cáo từ Ủy ban về quyền của người khuyết tật có gợi ý và khuyến nghị thì cần phổ biến rộng rãi báo cáo của mình cho nhân dân trong nước và tạo điều kiện cho việc tiếp cận những gợi ý và khuyến nghị chung về các báo cáo này.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Ủy ban về quyền của người khuyết tật khi nộp báo cáo về hoạt động của mình thì có thể đưa ra những vấn đề nào?
Căn cứ theo Điều 39 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Báo cáo của Ủy ban
Ủy ban báo cáo Đại hội đồng và Hội đồng Kinh tế và xã hội hai năm một lần về hoạt động của mình, và có thể đưa ra gợi ý và khuyến nghị chung trên cơ sở xem xét các báo cáo và thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên. Những gợi ý và khuyến nghị chung như vậy sẽ được đưa vào báo cáo của Ủy ban kèm theo nhận xét của các quốc gia thành viên nếu có.
Như vậy, Ủy ban về quyền của người khuyết tật khi nộp báo cáo về hoạt động của mình thì có thể đưa ra gợi ý và khuyến nghị chung trên cơ sở xem xét các báo cáo và thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên. Những gợi ý và khuyến nghị chung như vậy sẽ được đưa vào báo cáo của Ủy ban kèm theo nhận xét của các quốc gia thành viên nếu có.
Các tổ chức hội nhập khu vực theo Công ước về quyền của người khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Các tổ chức hội nhập khu vực
1. “Tổ chức hội nhập khu vực” có nghĩa là một tổ chức do các quốc gia có chủ quyền trong một khu vực thành lập, được các quốc gia thành viên trao thẩm quyền đối với những vấn đề do Công ước này điều chỉnh. Trong văn kiện khẳng định chính thức tham gia hoặc văn kiện gia nhập Công ước của mình, các tổ chức này công bố phạm vi thẩm quyền của họ đối với những vấn đề do Công ước này điều chỉnh. Sau đó, các tổ chức này thông báo cho cơ quan lưu chiểu mọi sửa đổi đáng kể trong phạm vi thẩm quyền của mình.
2. Quy định về “quốc gia thành viên” trong Công ước này sẽ áp dụng cho các tổ chức nêu trên trong phạm vi thẩm quyền của các tổ chức đó.
3. Trong điều 45 khoản 1 và điều 47 khoản 2 và 3, không tính các văn kiện do các tổ chức hội nhập khu vực nộp lưu chiểu.
4. Đối với các vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình, các tổ chức hội nhập khu vực có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại Hội nghị quốc gia thành viên, với số phiếu bằng số thành viên tổ chức đồng thời là thành viên Công ước này. Những tổ chức này sẽ không thực hiện quyền bỏ phiếu nếu bất kỳ quốc gia thành viên nào của tổ chức đó thực hiện quyền này và ngược lại.
Như vậy, các tổ chức hội nhập khu vực theo Công ước về quyền của người khuyết tật theo quy định trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban về quyền của người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?