Văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do ai ký?
- Văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do ai ký?
- Công ty tài chính cổ phần có giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị thấp hơn vốn pháp định thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không?
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Công ty tài chính cổ phần?
Văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do ai ký?
Văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do ai ký được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-NHNN, như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Tổ chức tín dụng cổ phần lập hồ sơ bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Các bản dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản của tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần có thể ủy quyền cho người khác ký.
3. Hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần được gửi tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Như vậy, theo quy định trên thì văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần có thể ủy quyền cho người khác ký.
Văn bản của Công ty tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán do ai ký? (Hình từ Internet)
Công ty tài chính cổ phần có giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị thấp hơn vốn pháp định thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không?
Công ty tài chính cổ phần có giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị thấp hơn vốn pháp định thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-NHNN như sau:
Điều kiện để tổ chức tín dụng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 (hai) năm tính đến thời điểm đề nghị.
2. Giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành.
3. Hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 (hai) năm liền kề trước năm đề nghị.
4. Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại Điều 129 và Khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong trong thời gian 06 (sáu) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.
5. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 02 (hai) quý liền kề trước quý đề nghị.
6. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối quý liền kề trước quý đề nghị.
7. Trong thời gian 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng dưới hình thức phạt tiền với tổng mức phạt từ 30 (ba mươi) triệu đồng trở lên.
8. Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ phần có số lượng và cơ cấu đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.
9. Tại thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành
Theo quy định trên thì điều kiện để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì giá trị của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không được thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành.
Như vậy, Công ty tài chính cổ phần có giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị thấp hơn vốn pháp định thì không được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Công ty tài chính cổ phần?
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm trong việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Công ty tài chính cổ phần được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Đánh giá việc tổ chức tín dụng cổ phần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư này; có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Tiếp nhận các báo cáo quy định tại Điều 8 Thông tư này; nghiên cứu, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có) đối với tổ chức tín dụng cổ phần niêm yết.
Theo đó, trong việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Công ty tài chính cổ phần thì Cơ quan Thanh tra có các trách nhiệm sau:
- Đánh giá việc tổ chức tín dụng cổ phần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư này; có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán của tổ chức tín dụng cổ phần.
- Tiếp nhận các báo cáo quy định tại Điều 8 Thông tư này; nghiên cứu, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có) đối với tổ chức tín dụng cổ phần niêm yết.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Niêm yết cổ phiếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?