Văn bản hợp nhất có được dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành quyết định thành lập Hội đồng hay không?
Văn bản hợp nhất có được xem là văn bản quy phạm pháp luật hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam bao gồm những văn bản sau đây:
"1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”;
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã."
Theo đó, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta theo quy định nêu trên không có văn bản hợp nhất. Như vậy, văn bản hợp nhất không phải là một loại văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản hợp nhất
Văn bản hợp nhất có được dùng làm căn cứ pháp lý để ban hành quyết định thành lập Hội đồng hay không?
Theo Điều 1 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có quy định:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất văn bản, trình tự, kỹ thuật hợp nhất văn bản nhằm góp phần bảo đảm cho hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật."
Theo đó, văn bản hợp nhất chỉ nhằm mục đích trình bày lại văn bản một cách đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Bản chất nó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ.
Trong trường hợp bạn nêu, ví dụ quyết định thành lập Hội đồng An toàn bức xạ của Viện thì cần ghi căn cứ là "Luật năng lượng nguyên tử 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018", không phải là "Văn bản hợp nhất 38/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Năng lượng nguyên tử do Văn phòng Chính phủ ban hành".
Như vậy, văn bản hợp nhất chỉ trình bày lại 2 văn bản quy phạm pháp luật để dễ xem, dễ nghiên cứu, không dùng làm căn cứ ban hành quyết định thành lập Hội đồng.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc hợp nhất văn bản là gì?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh 01/2012/UBTVQH13 hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất văn bản được quy định chi tiết bao gồm:
(1) Trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc hợp nhất văn bản;
b) Bảo đảm điều kiện cần thiết để thực hiện việc hợp nhất văn bản;
c) Bảo đảm tính chính xác về nội dung và kỹ thuật hợp nhất của văn bản hợp nhất;
d) Xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
(2) Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
a) Hướng dẫn kỹ thuật hợp nhất văn bản; bồi dưỡng kỹ năng hợp nhất văn bản;
b) Theo dõi, đôn đốc việc hợp nhất văn bản;
c) Kiến nghị cơ quan thực hiện hợp nhất văn bản xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất.
Thông qua quy định trên, có thể thấy đối với hoạt động hợp nhất văn bản để ban hành văn bản hợp nhất, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc hợp nhất văn bản và Bộ Tư pháp để đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức nắm rõ được nhiệm vụ của mình và thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản hợp nhất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?