Văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định thế nào?
- Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định thế nào?
- Ai có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản khi được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường?
- Thời hạn phản hồi của các chủ thể được tham vấn bằng văn bản trong báo cáo đánh giá tác động môi trường là khi nào?
Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định thế nào?
Hiện nay Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường : tại đây
Văn bản trả lời của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản khi được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng tham vấn:
a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra; cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án; cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.
Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến;
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án; Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý; cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi; cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có).
Việc tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức tham vấn bằng văn bản.
...
3. Hình thức tham vấn:
...
c) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này kèm theo văn bản tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
Theo đó, các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản khi được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường là những cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án; Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý;
- Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi;
- Cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có);
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có).
Thời hạn phản hồi của các chủ thể được tham vấn bằng văn bản trong báo cáo đánh giá tác động môi trường là khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
...
3. Hình thức tham vấn:
...
c) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này kèm theo văn bản tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
Theo đó, trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn thì các đối tượng được tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phản hồi bằng mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?