Vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì sẽ bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh là bao lâu?
Vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 4, khoản 6 Điều 11 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh như sau:
Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và buộc thực hiện việc kiểm dịch lại động vật.
Trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch thì người vi phạm buộc tiêu hủy động vật này.
Vận chuyển động vật (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 6.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ ra khỏi địa bàn cấp tỉnh là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm dịch động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?