Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ có bị tịch thu phương tiện hay không?
Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi tại điểm a khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:
“Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Do đó, người nào vận chuyển hàng cấm như quy định tại điều khoản trên sẽ chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Trường hợp của anh bạn, do chỉ vận chuyển hàng cấm là pháo nổ với khối lượng là 1kg và đây là lần đầu vi phạm nên không đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi trên sẽ bị phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Vận chuyển hàng cấm thì có chịu phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt với hành vi vận chuyển hàng cấm là pháo nổ như sau:
"Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
...
10. Các mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với:
a) Hành vi vận chuyển hàng cấm;
b) Hành vi tàng trữ hàng cấm;
c) Hành vi giao nhận hàng cấm.
..."
Như vậy, theo quy định trên với hành vi vận chuyển hàng cấm là pháo nổ với mức phạt 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Vận chuyển hàng cấm là pháo nổ có bị tịch thu phương tiện hay không?
Tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với trường hợp vận chuyển hàng cấm như sau:
"Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
...
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này."
Theo quy định trên đối với trường hợp vận chuyển hàng cấm là pháo nổ không thuộc trường hợp bị áp dụng hình phạt bổ sung.
Vì vậy, chiếc xe mà anh bạn sử dụng để vận chuyển hàng cấm sẽ không bị tịch thu. Bạn liên hệ với cơ quan chức năng để biết thêm thông tin chi tiết.
Hoàng Thanh Thanh Huyền
- Điểm a khoản 2 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT2
- khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
- điểm d khoản 3.7 chương II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
- khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015
- khoản 67 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Điểm a Khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển hàng cấm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?