Vận chuyển ngoại tệ trái phép ra biên giới với giá trị hơn 10 tỷ đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Mang theo ngoại tệ tiền mặt trong người có vi phạm pháp luật hay không?
Việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được quy định tại Điều 24 Pháp lệnh về ngoại hối 2005 như sau:
Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
1.Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác.
2.Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 70/2014/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.
Theo đó, cá nhân (người cư trú, người không cư trú) có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác.
Tuy nhiên nếu là tài sản (ngoại tệ tiền mặt) được tạo lập, hình thành từ hành vi bất hợp pháp thì có thể bị tịch thu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Vận chuyển ngoại tệ trái phép ra biên giới với giá trị hơn 10 tỷ đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân vận chuyển ngoại tệ qua biên giới trái phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng?
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, cá nhân phạm tội vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới mà chưa đến mức bị truy cứ trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến mức cao nhất là 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm vận chuyển ngoại tệ trái phép còn sẽ bị tịch thu số ngoại tệ vận chuyển trái phép.
Vận chuyển ngoại tệ trái phép ra biên giới với giá trị hơn 10 tỷ đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm b khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về hành vi vận chuyển ngoại tệ trái phép như sau:
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Như vậy, cá nhân có hành vi vận chuyển ngoại tệ trái phép ra biên giới với giá trị hơn 10 tỷ đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?