Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc gì? Yêu cầu về quy cách đóng gói, phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào?
Nguyên tắc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Điều 51 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT nguyên tắc chung về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật quy định về nguyên tắc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật như sau:
(1) Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo các quy định của Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật bằng đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải; các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(2) Việc vận chuyển các thuốc bảo vệ thực vật (trừ các thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm vi sinh vật) phải được cấp phép theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; khoản 1 Điều 22 Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường Sắt.
(3) Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
(4) Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
(5) Các loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 54 của Thông tư này.
(6) Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.
(7) Không được vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.
Nguyên tắc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu gì?
Điều 52 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT yêu cầu đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật như sau:
- Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
- Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
Yêu cầu về bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển
Điều 52 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển như sau:
- Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
- Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);
- Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
Phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Điều 52 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về phương tiện vận chuyển như sau:
- Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
+ Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
+ Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
+ Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
- Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
Do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật thì đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và yêu cầu về đóng gói, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển theo quy định pháp luật,
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào không phải thực hiện quan trắc nước thải? Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát sinh nước thải 18.3 m3/ngày có phải quan trắc nước thải?
- Liệt kê các mức tiền thưởng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tiền thưởng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng gấp mấy lần mức lương cơ sở mới?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 dương lịch là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 15 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?