Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào trong công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu?
- Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có chức năng gì?
- Trong công tác tổng hợp, truyền thông thì Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào trong công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu?
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có chức năng gì?
Chức năng văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải theo Điều 24 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 cụ thể:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và phục vụ các hoạt động của Bộ, lãnh đạo Bộ.
Theo đó, Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và phục vụ các hoạt động của Bộ, lãnh đạo Bộ.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Trong công tác tổng hợp, truyền thông thì Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác tổng hợp, truyền thông của Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải được quy định tại khoản 1 Điều 25 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Công tác tổng hợp, truyền thông:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ, đột xuất của lãnh đạo Bộ. Điều phối hoạt động của lãnh đạo Bộ và các tổ chức thuộc Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, lãnh đạo Bộ;
c) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành chương trình công tác của Bộ về xây dựng đề án (trừ các đề án là văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch);
d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan thông báo nội dung các cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo Bộ chủ trì;
đ) Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định về: quy chế làm việc của Bộ; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ; Quy định về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội; Quy chế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ giao và các quy định khác theo phân công;
e) Chủ trì tham mưu lãnh đạo Bộ trong công tác truyền thông của Bộ. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch truyền thông hàng năm, kế hoạch truyền thông theo chuyên đề. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý của Bộ chủ quản đối với công tác xuất bản, báo chí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri gửi đến Bộ trưởng; thực hiện cam kết của Bộ trưởng trước Quốc hội và cử tri;
h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, lãnh đạo Bộ và nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ giao; thông tin kịp thời đến lãnh đạo Bộ tình hình thực hiện công việc để biết, xử lý;
i) Thực hiện nhiệm vụ giúp việc lãnh đạo Bộ theo phân công.
...
Như vậy, trong công tác tổng hợp, truyền thông của Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ, đột xuất của lãnh đạo Bộ. Điều phối hoạt động của lãnh đạo Bộ và các tổ chức thuộc Bộ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ, lãnh đạo Bộ;
- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành chương trình công tác của Bộ về xây dựng đề án (trừ các đề án là văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch);
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan thông báo nội dung các cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo Bộ chủ trì;
- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định về: quy chế làm việc của Bộ; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ; Quy định về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội; Quy chế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ giao và các quy định khác theo phân công;
- Chủ trì tham mưu lãnh đạo Bộ trong công tác truyền thông của Bộ. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch truyền thông hàng năm, kế hoạch truyền thông theo chuyên đề. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý của Bộ chủ quản đối với công tác xuất bản, báo chí;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri gửi đến Bộ trưởng; thực hiện cam kết của Bộ trưởng trước Quốc hội và cử tri;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, lãnh đạo Bộ và nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ giao; thông tin kịp thời đến lãnh đạo Bộ tình hình thực hiện công việc để biết, xử lý;
- Thực hiện nhiệm vụ giúp việc lãnh đạo Bộ theo phân công.
Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào trong công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu?
Trong công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu Văn phòng Bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ quyền hạn quy định khoản 2 Điều 25 Quyết định 1332/QĐ-BGTVT năm 2022 cụ thể:
- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định của Bộ về công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ Bộ; công tác cơ yếu của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Giao thông vận tải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?