Văn phòng công chứng lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Văn phòng công chứng có bắt buộc phải lập, quản lý, sử dụng sổ theo dõi sử dụng lao động hay không?
- Văn phòng công chứng lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Chức năng xã hội của công chứng viên được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Văn phòng công chứng có bắt buộc phải lập, quản lý, sử dụng sổ theo dõi sử dụng lao động hay không?
Văn phòng công chứng có bắt buộc phải lập, quản lý, sử dụng sổ theo dõi sử dụng lao động hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 9 Điều 33 Luật Công chứng 2014 về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
…
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP về lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng như sau:
Lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:
a) Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29).
Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
c) Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể thấy rằng Sổ theo dõi việc sử dụng lao động là một trong các loại sổ văn phòng công chứng phải có nghĩa vụ lập, quản lý và sử dụng.
Bên cạnh đó, Sổ theo dõi việc sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;
Văn phòng công chứng lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;
Như vậy, Văn phòng công chứng lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng không đúng quy định thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Chức năng xã hội của công chứng viên được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Chức năng xã hội của công chứng viên được quy định tại Điều 3 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:
Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?