Văn phòng công chứng tư nhân thành lập tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì được hưởng các ưu đãi gì?
- Văn phòng công chứng tư nhân thành lập tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì được hưởng các ưu đãi gì?
- Thành lập văn phòng công chứng tư nhân tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì phải tuân thủ các điều kiện gì?
- Điều kiện về trụ sở văn phòng công chứng tư nhân theo quy định của Chính phủ là gì?
Văn phòng công chứng tư nhân thành lập tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì được hưởng các ưu đãi gì?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về các chính sách ưu đãi dành cho các văn phòng công chứng tư nhân thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn như sau:
"Điều 16. Chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
1. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi sau đây:
a) Được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và các biện pháp hỗ trợ khác đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn."
Theo đó sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê, mượn, trụ sở, hỗ trợ trang thiết bị làm việc với giá ưu đãi trong 3 năm đầu hoạt động, ngoài ra còn được xem xét các biện pháp hỗ trợ khác.
Văn phòng công chứng tư nhân thành lập tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì được hưởng các ưu đãi gì? (Hình từ Internet)
Thành lập văn phòng công chứng tư nhân tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì phải tuân thủ các điều kiện gì?
Theo pháp luật hiện hành thì không có quy định riêng về điều kiện thành lập văn phòng công chứng, do đó khi lập văn phòng công chứng tư nhân tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn cũng sẽ tuân thủ quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 gồm các điều kiện:
- Văn phòng công chứng tư nhân được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Đáp ứng các điều kiện về trụ sở văn phòng công chứng theo quy định của Chính phủ
- Văn phòng công chứng phải có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không được có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập.
Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Điều kiện về trụ sở văn phòng công chứng tư nhân theo quy định của Chính phủ là gì?
Tại Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện trụ sở văn phòng công chứng tư nhân như sau:
"Điều 17. Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
1. Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
2. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng."
Như vậy khi thành lập văn phòng công chứng tư nhân phải đáp ứng được các điều kiện về trụ sở văn phòng như trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng công chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?