Văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã có được thực hiện chức năng kinh doanh thay cho ngân hàng không?
- Văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã có được thực hiện chức năng kinh doanh thay cho ngân hàng không?
- Điều kiện để thành lập văn phòng đại diện ngân hàng hợp tác xã là gì?
- Việc chấp thuận thành lập văn phòng đại diện ngân hàng hợp tác xã được thực hiện theo trình tự nào?
- Pháp luật hiện hành có quy định được thành lập tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã hay không?
Văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã có được thực hiện chức năng kinh doanh thay cho ngân hàng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
"5. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hợp tác xã, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng hợp tác xã. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh."
Theo quy định trên, văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã chỉ là đơn vị phụ thuộc, mặc dù có con dấu và có thể thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng hợp tác xã nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh thay cho ngân hàng hợp tác xã.
Văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã có được thực hiện chức năng kinh doanh thay cho ngân hàng không?
Điều kiện để thành lập văn phòng đại diện ngân hàng hợp tác xã là gì?
Tại Điều 11 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định cụ thể về điều kiện thành lập văn phòng đại diện ngân hàng hợp tác xã như sau:
"Điều 11. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Ngân hàng hợp tác xã đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài phải đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 10 Thông tư này."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 và khoản 9 Điều 10 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, ngân hàng hợp tác xã cần đáp ứng các điều kiện sau:
"5. Thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
6. Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng Giám đốc.
7. Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng hợp tác xã có kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Có quy chế về quản lý mạng lưới theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
9. Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng."
Việc chấp thuận thành lập văn phòng đại diện ngân hàng hợp tác xã được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, trình tự chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, văn phòng đại diện ở nước ngoài của ngân hàng hợp tác xã được quy định như sau:
- Ngân hàng hợp tác xã lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị tại Khoản 2 Điều này có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị tại Khoản 2 Điều này hoặc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, văn phòng đại diện ở nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng hợp tác xã thành lập văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của ngân hàng hợp tác xã đề nghị thành lập văn phòng đại diện, văn phòng đại diện ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng hợp tác xã thành lập văn phòng đại diện, văn phòng đại diện ở nước ngoài; trường hợp không chấp thuận, văn bản nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận, ngân hàng hợp tác xã phải khai trương hoạt động văn phòng đại diện, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Quá thời hạn này, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đương nhiên hết hiệu lực.
Pháp luật hiện hành có quy định được thành lập tối đa bao nhiêu văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã hay không?
Hiện nay chỉ có quy định về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch tối đa ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-NHNN:
"Điều 7. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch
1. Đối với ngân hàng hợp tác xã:
a) Trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã được thành lập 01 chi nhánh;
b) Ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 05 chi nhánh 01 năm;
c) Một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch."
Theo đó, việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng hợp tác xã được thực hiện cụ thể tùy từng trường hợp, không giới hạn số lượng tối đa.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?