Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được mở những loại tài khoản nào tại Ngân hàng?
- Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được mở những loại tài khoản nào tại Ngân hàng?
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập bao nhiêu Văn phòng đại diện tại Việt Nam?
- Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào?
Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được mở những loại tài khoản nào tại Ngân hàng?
Việc mở tài khoản của Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Mở tài Khoản
1. Văn phòng đại diện được mở tài Khoản bằng ngoại tệ và tài Khoản bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài Khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
2. Việc mở, sử dụng và đóng tài Khoản của Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng và pháp luật về quản lý ngoại hối.
Như vậy, theo quy định, Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được mở tài khoản bằng ngoại tệ và tài khoản bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được mở những loại tài khoản nào tại Ngân hàng? (Hình từ Internet)
Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập bao nhiêu Văn phòng đại diện tại Việt Nam?
Việc thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài bao gồm các tổ chức thuộc Chính phủ hoặc phi Chính phủ, các hội, hiệp hội (hoặc các hình thức khác tương đương) được thành lập theo pháp luật của nước nơi tổ chức đặt trụ sở khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Các tổ chức xúc tiến thương mại quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm thương nhân nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập nhiều hơn 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có Điều lệ hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm Mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
6. Người đứng đầu và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp Giấy phép.
...
Theo quy định trên thì tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không được thành lập nhiều hơn 01 Văn phòng đại diện của mình trên 01 địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật không giới hạn cụ thể là tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập bao nhiêu Văn phòng đại diện tại Việt Nam mà chỉ quy định ở mỗi một địa bàn chỉ được thành lập 1 văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào?
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
1. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam bao gồm:
a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
b) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam; nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam; các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
c) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
a) Hoạt động theo đúng nội dung đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
c) Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam bao gồm:
(1) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;
(2) Thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp của nước ngoài tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam;
Nghiên cứu và cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thị trường cho các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài;
Thúc đẩy các hoạt động ngoại thương với Việt Nam;
Các hoạt động nhằm kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
(3) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?