Văn phòng luật sư muốn đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Văn phòng luật sư muốn đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
a) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì tổ chức hành nghề luật sư khi muốn đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
Tải về mẫu Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất 2023: Tại Đây
Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BTP, việc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
Đối tượng: Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, fax, hình thức điện tử 01 bộ hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận: Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Hồ sơ đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-01);
- Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02);
- Bản sao thẻ luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.
Bước 02: Cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (Mẫu TP-TGPL-03) cho tổ chức đăng ký tham gia đủ điều kiện và thông báo cho Trung tâm để phối hợp thực hiện.
Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được bắt đầu kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Bước 03: Công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp công bố danh sách tổ chức đăng ký tham gia, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
Trường hợp thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải có văn bản thông báo để Sở Tư pháp xem xét, cập nhật danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương và thông báo về Bộ Tư pháp.
Trường hợp nào văn phòng luật sư sẽ bị chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì nếu văn phòng luật sự đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý:
- Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
- Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
- Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?