Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền việc xác minh điều kiện thi hành án cho một văn phòng khác thực hiện hay không?
- Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền việc xác minh điều kiện thi hành án cho một văn phòng khác thực hiện hay không?
- Hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án phải có những nội dung gì?
- Chi phí thực hiện xác minh điều kiện thi hành án có bắt buộc phải niêm yết tại Văn phòng Thừa phát lại không?
Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền việc xác minh điều kiện thi hành án cho một văn phòng khác thực hiện hay không?
Căn cứ theo Điều 49 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án
1. Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại khác thực hiện, nếu người yêu cầu đồng ý.
2. Việc ủy quyền giữa các Văn phòng Thừa phát lại phải được thể hiện bằng văn bản và có các nội dung sau đây: Thông tin của các Văn phòng Thừa phát lại; thông tin về người yêu cầu xác minh, nội dung xác minh theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết; nội dung ủy quyền, các nội dung đã thực hiện (nếu có), nội dung tiếp tục xác minh, thù lao ủy quyền và các thỏa thuận khác (nếu có).
Việc ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại ủy quyền, Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền đặt trụ sở để thực hiện việc kiểm sát theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng Thừa phát lại nhận ủy quyền thực hiện việc xác minh theo quy định của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Văn phòng Thừa phát lại có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án cho Văn phòng Thừa phát lại khác thực hiện. Tuy nhiên, việc ủy quyền này phải được chị đồng ý.
Xác minh điều kiện thi hành án (Hình từ Internet)
Hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án phải có những nội dung gì?
Tại Điều 44 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thỏa thuận xác minh điều kiện thi hành án như sau:
Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
2. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
b) Thời gian thực hiện xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác (nếu có).
3. Khi thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án, đương sự phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án phải cung cấp tài liệu chứng minh có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.
Theo đó, hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
- Thời gian thực hiện xác minh;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Chi phí xác minh;
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
Chi phí thực hiện xác minh điều kiện thi hành án có bắt buộc phải niêm yết tại Văn phòng Thừa phát lại không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
...
2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
d) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
g) Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
h) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
i) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
k) Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, trong đó có cả chi phí xác minh điều kiện thi hành án phải được niêm yết tại trụ sở Văn phòng Thừa phát lại.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?