Vi khuẩn B. mallei mọc tốt trên thạch nào sau khi nuôi cấy vi khuẩn B. mallei ở bệnh tỵ thư của lừa?
Triệu chứng lâm sàng ở thể da của lừa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu triệu chứng lâm sàng của bệnh như sau:
Chẩn đoán lâm sàng.
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Căn cứ vào các vị trí gây bệnh và biến đổi bệnh lý, chia thành 5 thể bệnh sau đây:
Thể cấp tính:
- Thể này ít phổ biến, thường gặp ở ngựa, la, lừa;
- Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 2 ngày đến 4 ngày và diễn biến bệnh từ 2 đến 3 ngày;
- Gia súc có biểu hiện viêm mũi chảy dịch màu xanh vàng hoặc chảy dịch có lẫn máu. Viêm mũi tiến triển rất nhanh với sự hình thành màng giả trong xoang mũi, nổi các cục nhỏ, các áp xe, các nốt loét trên niêm mạc mũi;
- Hạch lâm ba vùng mũi sưng to cả hai bên thành các ổ áp xe mủ rồi vỡ ra qua cả lớp da bên ngoài;
- Gia súc thường chết sau 8 ngày đến 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Thể mũi:
- Loét niêm mạc mũi, chảy nước mũi và viêm hạch giống như thể cấp tính. Nước mũi thường chảy từ một bên mũi, lúc đầu nhầy, có ít mủ, màu trắng đục, lẫn tia máu, sau có màu rỉ sắt, xung quanh lỗ mũi có mủ lẫn máu khô;
- Các vết loét, các ổ áp xe trên niêm mạc mũi vỡ ra làm cho hai lỗ mũi đầy ắp dịch nhầy xanh vàng, trong đó có những đám tổ chức hoại tử và rớm máu. Các nốt loét có bờ này rộng dần tạo ra các ổ loét lớn. Khi nốt loét được hồi phục sẽ để lại vết sẹo trên niêm mạc mũi và vách ngăn hai lỗ mũi. Cánh mũi và môi của gia súc bị bệnh có sưng thũng và nốt loét.
Thể phổi:
Thường phát triển chậm trong khoảng thời gian vài tháng. Gia súc mắc bệnh giảm tăng trọng, thở khó tăng dần, ho và có thể hình thành tiếng khò khè nếu như thanh quản bị viêm. Sau đó, bệnh tích xuất hiện ở vùng quanh mũi và da.
Thể da:
- Còn gọi là bệnh “farcy” - bệnh loét da: Đặc trưng của thể này là có rất nhiều mụn sưng có đường kính từ 1 cm đến 3 cm ở trên da, thường thấy ở da ở vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng sưng, phù thũng. Chỗ mụn sưng chạm vào thấy nóng, gia súc đau, sau mềm ra, vỡ chảy dịch trên da, sau tạo thành các ổ loét, các u cục trên da;
- Chỗ loét chảy ra nhiều dịch đặc màu vàng nghệ, có lẫn máu, tạo ra các ổ loét trở thành mãn tính và hình thành các cục ở trên da. Các mụn và nốt loét khác cũng xuất hiện quanh vùng hạch lâm ba tạo ra các bệnh tích giống như viêm hạch lâm ba truyền nhiễm.
Thể mãn tính:
- Thể mãn tính thường xảy ra ở ngựa, là giai đoạn sau của thể cấp tính hoặc phát ra ngay hoặc mang trùng nhiều tháng, nhiều năm và không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng;
- Triệu chứng chung: Gia súc gầy, các hoạt động chậm, làm việc yếu, sốt cách quãng, què chân. Một số triệu chứng có thể thấy ở mũi và trên da của gia súc;
- Hạch lâm ba ở vùng có nốt loét bị viêm. Những nốt loét này thấy ở trên da, dầy lên, màu vàng và chảy dịch.
Như vậy, triệu chứng lâm sàng ở thể da của lừa khi mắc bệnh tỵ thư được thể hiện như sau:
(1) Triệu chứng lâm sàng ở thể da còn được gọi là bệnh “farcy” - bệnh loét da:
- Có rất nhiều mụn sưng có đường kính từ 1 cm đến 3 cm ở trên da, thường thấy ở da ở vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng sưng, phù thũng.
- Chỗ mụn sưng chạm vào thấy nóng, gia súc đau, sau mềm ra, vỡ chảy dịch trên da, sau tạo thành các ổ loét, các u cục trên da;
(2) Chỗ loét chảy ra nhiều dịch đặc màu vàng nghệ, có lẫn máu, tạo ra các ổ loét trở thành mãn tính và hình thành các cục ở trên da.
Các mụn và nốt loét khác cũng xuất hiện quanh vùng hạch lâm ba tạo ra các bệnh tích giống như viêm hạch lâm ba truyền nhiễm.
Triệu chứng lâm sàng ở thể da của lừa khi mắc bệnh tỵ thư là gì? (Hình từ Internet)
Vi khuẩn B. mallei mọc tốt trên thạch nào sau khi nuôi cấy vi khuẩn B. mallei ở bệnh tỵ thư ở lừa?
Tại tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu việc phân lập vi khuẩn B. mallei ở bệnh tỵ thư ở lừa như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
7.2 Nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn B. mallei
...
7.2.2 Phân lập vi khuẩn B. mallei
Sau 72 h, kiểm tra kết quả nuôi cấy:
- Trên thạch máu: Khuẩn lạc B. mallei nhỏ, xám, hơi sáng bóng, không dung huyết và không sinh sắc tố.
- Trên thạch glycerol: Khuẩn lạc B. mallei có màu trắng kem, trơn, nhẵn và nhày. Nếu tiếp tục nuôi sẽ thấy khuẩn lạc dầy lên, hơi cứng, dính vào mặt thạch và có màu nâu sẫm.
- Trên thạch khoai tây glycerol: Vi khuẩn B. mallei mọc tốt. Khuẩn lạc nhỏ, trong suốt như giọt mật ong, màu vàng, dần dần tập trung lại thành từng mảng to lan khắp mặt môi trường, khuẩn lạc có màu nâu hay sô-cô-la, có thể có viền màu xanh.
- Trong canh khuẩn glycerol: Lúc đầu vi khuẩn mọc làm môi trường vẩn đục, sau lắng xuống thành cặn màu trắng, dính. Khi lắc nhẹ ống nghiệm, cặn bẩn lên theo hình xoáy trôn ốc. Sau từ 10 ngày đến 15 ngày nuôi cấy, trên bề mặt môi trường có lớp màng dính, màu tro, sau dày lên, trĩu xuống giống thạch nhũ, môi trường đen dần, để thêm vài tuần có màu cà phê sữa.
Chọn khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường canh thang glycerol (xem B.4) hoặc thạch máu (xem B.1), hoặc thạch glycerol (xem B.2) hoặc thạch khoai tây glycerol (xem B.3), nuôi trong tủ ấm (5.1) ở nhiệt độ 37 °C trong 72 h để xác định hình thái vi khuẩn, xác định các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn, xác định vi khuẩn bằng phản ứng PCR, Realtime PCR.
Như vậy, vi khuẩn B. mallei mọc tốt trên thạch khoai tây glycerol.
Theo đó, khuẩn lạc nhỏ, trong suốt như giọt mật ong, màu vàng, dần dần tập trung lại thành từng mảng to lan khắp mặt môi trường, khuẩn lạc có màu nâu hay sô-cô-la, có thể có viền màu xanh.
Soi tiêu bản dưới kính hiển vi thì vi khuẩn B. mallei có hình thái như nào?
Tại tiết 7.3.1 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
7.3 Xác định vi khuẩn B. mallei
7.3.1 Xác định hình thái vi khuẩn B. mallei
Từ canh khuẩn nghi ngờ có B. mallei phát triển hoặc khuẩn lạc nghi ngờ là B. mallei trên các môi trường thạch máu (xem B.1), thạch glycerol (xem B.2), thạch khoai tây glycerol (xem B.3), nuôi trong tủ (xem 7.2.2) tiến hành làm tiêu bản:
- Từ khuẩn lạc: Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý (4.9) lên phiến kính (5.15) rồi dùng que cấy (5.14) lấy khuẩn lạc trộn đều giọt nước muối sinh lý.
- Từ canh khuẩn (xem 7.2.2): Dùng que cấy (5.14) lấy một vòng canh khuẩn dàn mỏng lên trên phiến kính (5.15).
Tiêu bản được để khô và cố định trên ngọn lửa đèn cồn;
Sử dụng phương pháp nhuộm Gram (xem Phụ lục A).
Soi tiêu bản dưới kính hiển vi:
Vi khuẩn B. mallei là trực khuẩn Gram âm, hai đầu hơi tròn, hơi cong. Vi khuẩn không sinh nha bào và giáp mô. Trong canh khuẩn vi khuẩn đứng riêng lẻ, có hình thái khác nhau. Canh khuẩn non, vi khuẩn có hình gậy (trực khuẩn); canh trùng già vi khuẩn đa hình thái (hình tròn, hình gậy, hình sợi, hình sợi phình ra thành quả chùy).
Như vậy, soi tiêu bản dưới kính hiển vi thì vi khuẩn B. mallei có hai đầu hơi tròn, hơi cong. Trong canh khuẩn vi khuẩn đứng riêng lẻ, có hình thái khác nhau. Canh khuẩn non, vi khuẩn có hình gậy (trực khuẩn); canh trùng già vi khuẩn đa hình thái (hình tròn, hình gậy, hình sợi, hình sợi phình ra thành quả chùy).
Theo đó, vi khuẩn B. mallei là trực khuẩn Gram âm. Vi khuẩn không sinh nha bào và giáp mô.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh tỵ thư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?