Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là gì? Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm hàng hóa chứa vi nhựa thực hiện thế nào?
Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là gì?
Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa được giải thích tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được phối trộn có chủ đích trong các sản phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
Theo quy định trên, vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa là các hạt nhựa rắn, không tan trong nước có đường kính nhỏ hơn 05 mm với thành phần chính là polyme tổng hợp hoặc bán tổng hợp, được phối trộn có chủ đích trong các sản phẩm, hàng hóa bao gồm: kem đánh răng, bột giặt, xà phòng, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt và các sản phẩm tẩy da khác.
Vi nhựa trong sản phẩm, hàng hóa (Hình từ Internet)
Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa do ai quy định?
Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa do Chính phủ quy định theo khoản 7 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.
7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Như vậy, Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa thực hiện như thế nào?
Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa được quy định tại Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định tại Nghị định này.
3. Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học trên địa bàn.
Theo quy định trên, lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học thực hiện như sau:
- Giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?