Việc áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT đối với phòng khám đa khoa khu vực cần đáp ứng những nguyên tắc nào?
- Việc áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT đối với phòng khám đa khoa khu vực cần đáp ứng những nguyên tắc nào?
- Mức giá khám bệnh BHYT tăng 10% từ ngày 17/11/2023 phải không?
- Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh từ ngày 17/11/2023 bao gồm những chi phí nào?
- Các chi phí cụ thể trực tiếp tính trong giá dịch vụ ngày giường bệnh từ ngày 17/11/2023 bao gồm những chi phí nào?
Việc áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT đối với phòng khám đa khoa khu vực cần đáp ứng những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Viện có giường bệnh, trung tâm y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, được xếp hạng bệnh viện: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.
2. Phòng khám Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố không trực thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh của bệnh viện hạng II.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng: phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân y, bệnh xá; phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
4. Đối với phòng khám đa khoa khu vực:
a) Trường hợp được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế: áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hạng IV;
b) Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu: áp dụng mức giá dịch vụ ngày giường bệnh bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
...
Theo đó, các nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với phòng khám đa khoa khu vực bao gồm những nguyên tắc sau:
- Áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện hạng IV đối với trường hợp được cấp giấy phép hoạt động với hình thức là bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng IV trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.
Áp dụng mức giá dịch vụ ngày giường bệnh bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu.
Việc áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với phòng khám đa khoa khu vực cần đáp ứng những nguyên tắc nào?(Hình từ Internet)
Mức giá khám bệnh BHYT tăng 10% từ ngày 17/11/2023 phải không?
Thông tư 22/2023/TT-BYT thay đổi mức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 17/11/2023 như sau:
*Tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc
Tại Thông tư 22/2023/TT-BYT, Bộ Y tế đã tiến hành tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT, cụ thể:
- Giá dịch vụ khám bệnh, hội chẩn: Tăng gần 10% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT, riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) giữ nguyên mức 200.000 đồng.
Xem chi tiết tại: Giá khám chữa bệnh BHYT tăng gần 10% từ ngày 17/11/2023?
- Giá dịch vụ ngày giường bệnh: Tăng khoảng 10% đến 14% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT.
Xem chi tiết tại: Bảng giá dịch vụ ngày giường bệnh áp dụng từ ngày 17/11/2023?
- Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm: Hầu hết cách dịch vụ tăng nhẹ khoảng 1% đến 4% so với mức giá tại Thông tư 13/2019/TT-BYT nhưng cũng có dịch vụ tăng giá đến 10% (như siêu âm).
Xem chi tiết tại: Bảng giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm áp dụng từ ngày 17/11/2023?
*Thông tư 22/2023/TT-BYT hướng dẫn giá dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa nhi thực hiện cho người lớn.
Tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 22/2023/TT-BYT hướng dẫn như sau:
- Các dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa nhi nhưng thực hiện cho người lớn hoặc các dịch vụ kỹ thuật thực hiện cho bệnh nhi nhưng trùng tên với người lớn nhưng chưa quy định cụ thể mức giá: được áp dụng mức giá dịch vụ kỹ thuật theo danh mục tại Thông tư 22/2023/TT-BYT và các quyết định tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.
- Các dịch vụ kỹ thuật chỉ có tên tại chuyên khoa nhi nhưng thực hiện cho người bệnh trên 16 tuổi: áp dụng mức giá dịch vụ kỹ thuật như đối với mức giá đã được quy định tại chuyên khoa nhi.
Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh từ ngày 17/11/2023 bao gồm những chi phí nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định về cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:
1. Các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh:
a) Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác khám bệnh;
b) Chi phí về điện; nước; nhiên liệu; xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng); giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong quá trình khám bệnh:
c) Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh.
2. Các chi phí trực tiếp tính trong giá dịch vụ ngày giường bệnh:
...
Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 17/11/2023 các chi phí trực tiếp tính trong mức giá dịch vụ khám bệnh bao gồm:
- Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, ga, gối, đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác khám bệnh.
- Chi phí về điện; nước; nhiên liệu; xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng); giặt, là, hấp, sấy, rửa, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám; chi phí vệ sinh và bảo đảm vệ sinh môi trường; vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn trong quá trình khám bệnh.
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế các tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường, tủ, đèn chiếu sáng, các bộ dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh.
Các chi phí cụ thể trực tiếp tính trong giá dịch vụ ngày giường bệnh từ ngày 17/11/2023 bao gồm những chi phí nào?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định về các chi phí trực tiếp tính trong giá dịch vụ ngày giường bệnh bao gồm:
- Chi phí về quần áo, mũ, khẩu trang, chăn, ga, gối, đệm, màn, chiếu; văn phòng phẩm; găng tay sử dụng trong thăm khám, tiêm, truyền, bông, băng, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác phục vụ công tác chăm sóc và điều trị hàng ngày (kể cả các chi phí để thay băng vết thương hoặc vết mổ đối với người bệnh nội trú, trừ các trường hợp được thanh toán ngoài mức giá dịch vụ ngày giường bệnh quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 7 Thông tư này); điện cực, cáp điện tim, băng đo huyết áp, dây cáp SPO2 trong quá trình sử dụng máy theo dõi bệnh nhân đối với giường hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực.
- Các chi phí quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phục vụ việc chăm sóc và điều trị người bệnh theo yêu cầu chuyên môn.
- Riêng chi phí về thuốc, máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn, dịch truyền, trang thiết bị y tế (ngoài các vật tư nêu trên); các loại bơm tiêm, kim tiêm, kim lấy thuốc dùng trong tiêm, truyền; bơm cho ăn; dây truyền dịch, ống nối, dây nối bơm tiêm điện, máy truyền dịch dùng trong tiêm, truyền; khí oxy, dây thở oxy, mask thở oxy (trừ các trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng thở máy) chưa tính trong cơ cấu giá dịch vụ ngày giường bệnh, được thanh toán theo thực tế sử dụng cho người bệnh.
Võ Thị Mai Khanh
- Thông tư 22/2023/TT-BYT
- Thông tư 22/2023/TT-BYT
- Bảng giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm áp dụng từ ngày 17/11/2023?
- Bảng giá dịch vụ ngày giường bệnh áp dụng từ ngày 17/11/2023?
- Giá khám chữa bệnh BHYT tăng gần 10% từ ngày 17/11/2023?
- Thông tư 13/2019/TT-BYT
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP
- Thông tư 22/2023/TT-BYT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?