Việc chạy rà hệ thống phanh Môtô được thực hiện theo quy trình nào? Hệ thống phanh Môtô được thử vận tốc cao thế nào?
Việc chạy rà hệ thống phanh Môtô được thực hiện theo quy trình nào?
Quy trình chạy rà hệ thống phanh Môtô được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11212:2015 như sau:
Chuẩn bị mô tô
...
5.5. Chạy rà
5.5.1. Quy định chung
Trước khi đưa mô tô vào thử, các cụm phanh của mô tô phải được chạy rà. Quy trình này có thể do nhà sản xuất mô tô thực hiện.
5.5.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Mô tô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được ngắt.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô đã chất tải thì điều kiện đã chất tải được sử dụng cho mục đích của điều này.
5.5.3. Quy trình
Quy trình thử phải theo quy định dưới đây.
a) Vận tốc thử:
- Vận tốc ban đầu: 50 km/h hoặc 0,8 Vmax, lấy giá trị thấp hơn;
- Vận tốc cuối cùng: 5 km/h đến 10 km/h.
b) Sử dụng phanh: mỗi bộ điều khiển hệ thống phanh làm việc được vận hành riêng biệt.
c) Gia tốc âm của mô tô:
- Chỉ đối với hệ thống phanh trước: từ 3,0 m/s2 đến 3,5 m/s2;
- Chỉ đối với hệ thống phanh sau: từ 1,5 m/s2 đến 2,0 m/s2;
- CBS hoặc hệ thống phanh chính chia tách: từ 3,5 m/s2 đến 4,0 m/s2.
d) Số lượng các gia tốc âm: 100 cho mỗi hệ phanh.
e) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh trước mỗi lần vận hành phanh: ≤100 °C.
f) Đối với lần hãm phanh đầu tiên, cho mô tô chạy tăng tốc tới vận tốc ban đầu và sau đó vận hành bộ điều khiển phanh ở các điều kiện quy định tới khi đạt được vận tốc cuối cùng. Tiếp theo lại cho mô tô chạy tăng tốc tới vận tốc ban đầu và duy trì vận tốc này tới khi nhiệt độ của cụm phanh đạt được giá trị quy định ban đầu. Khi các điều kiện này được đáp ứng, tác động lại vào cụm phanh theo quy định. Lặp lại quy trình này cho một số gia tốc âm quy định. Sau khi chạy rà, điều chỉnh các cụm phanh phù hợp với khuyến nghị của nhà sản xuất mô tô.
...
Theo đó, việc chạy rà hệ thống phanh Môtô được thực hiện theo quy trình quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 nêu trên.
Hệ thống phanh Môtô (Hình từ Internet)
Hệ thống phanh Môtô được thử vận tốc cao thế nào?
Việc thử vận tốc cao đối với hệ thống phanh Môtô quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11212:2015 như sau:
Quy trình thử
...
7.3. Thử vận tốc cao
7.3.1. Quy định chung
Phép thử được áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Không yêu cầu phải thử nghiệm cho các mô tô có Vmax ≤125 km/h
7.3.2. Điều kiện của mô tô
Điều kiện của mô tô phải như sau:
a) Môtô được chất tải nhẹ;
b) Động cơ được nối với bộ truyền động ở vận tốc cao nhất.
CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng của mô tô được chất tải nhẹ vượt quá khối lượng của mô tô được chất tải thì sử dụng điều kiện được chất tải làm điều kiện của mô tô.
7.3.3. Điều kiện và quy trình thử
Các điều kiện và quy trình thử phải theo quy định sau:
a) Nhiệt độ ban đầu của cụm phanh: ≥ 55 °C và ≤ 100 °C.
b) Vận tốc thử:
- 0,8 Vmax đối với các xe có Vmax >125 km/h và <200 km/h.
- 160 km/h đối với các xe có Vmax ≥ 200 km/h.
c) Sử dụng phanh: vận hành đồng thời cả hai bộ điều khiển hệ thống phanh chính, nếu được trang bị, hoặc vận hành một bộ điều khiển hệ thống phanh chính trong trường hợp hệ thống phanh chính điều khiển tất cả các bánh xe.
d) Lực vận hành bộ điều khiển phanh:
- Điều khiển bằng tay: ≤ 200 N;
- Điều khiển bằng chân:
i) ≤ 350 N cho các loại mô tô 3-3 và 3-4;
ii) ≤ 500 N cho loại mô tô 3-5.
e) Số lần hãm: tối đa là sáu lần hãm.
f) Đối với mỗi lần hãm, cho môtô tăng tốc tới vận tốc thử và sau đó vận hành các bộ điều khiển phanh theo các điều kiện quy định ở trên.
7.3.4. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm (xem 7.3.3), phải đo vá ghi lại gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
Theo đó, việc thử vận tốc cao đối với hệ thống phanh Môtô được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 nêu trên.
Việc thử hư hỏng của hệ thống phanh Môtô có trợ lực được quy định thế nào?
Hệ thống phanh Môtô có trợ lực được thử hư hỏng được quy định tại tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11212:2015 như sau:
Quy trình thử
...
7.8. Thử hư hỏng của hệ thống phanh có trợ lực
7.8.1. Quy định chung
Phép thử áp dụng cho tất cả các loại mô tô.
Phép thử chỉ áp dụng cho các mô tô được trang bị các hệ thống phanh có trợ lực.
Phép thử không được tiến hành khi mô tô được trang bị hệ thống phanh làm việc tách rời khác.
Phép thử dùng để xác nhận đặc tính của hệ thống phanh làm việc trong trường hợp bộ phận trợ lực bị hư hỏng.
7.8.2. Điều kiện và quy trình thử
Thực hiện thử hãm khô với một bộ điều khiển phanh được vận hành như đã quy định trong 7.1 cho mỗi hệ thống phanh làm việc, với bộ phận trợ lực bị hư hỏng.
7.8.3. Đo đặc tính
Đối với mỗi lần hãm (xem 7.1.3) và đối với mỗi điều kiện chất tải của mô tô (xem 7.1.2), phải đo và ghi lại gia tốc âm trung bình đã triển khai hoàn toàn hoặc quãng đường phanh.
Nếu bộ phận trợ lực có thể được vận hành bởi nhiều hơn một bộ điều khiển, phải đo và ghi lại các đặc tính đã nêu trên khi mỗi bộ điều khiển được vận hành riêng biệt.
Như vậy, việc thử hư hỏng của hệ thống phanh Môtô có trợ lực được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 7.8 Mục 7 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xe mô tô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?