Việc chuẩn bị thực hiện và thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Việc chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng như sau:
Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật. Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng
a) Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng;
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia niêm phong vật chứng;
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng cần niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi niêm phong, người tổ chức thực hiện niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức niêm phong vật chứng chứng kiến.
Đối với vật chứng cần điều kiện bảo quản đặc biệt như chất độc, chất phóng xạ, chất nổ, chất cháy, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người và các mẫu vật khác của cơ thể người hoặc vật chứng khác có tính chất tương tự phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn khi thực hiện niêm phong vật chứng. Trường hợp cơ quan chuyên môn chưa đến kịp mà xét thấy cần phải niêm phong ngay để bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng thì vẫn có thể thực hiện niêm phong vật chứng nhưng phải bảo đảm an toàn.
Đối với vật chứng không thể niêm phong được tại hiện trường, thì phải niêm phong từng phần hoặc những phần quan trọng, sau đó đưa về địa điểm do cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án quyết định để tiến hành niêm phong theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
b) Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
Người chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong, dán giấy niêm phong, bảo quản, di chuyển vật chứng.
...
Theo đó, việc chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 8 nêu trên.
Niêm phong vật chứng (Hình từ Internet)
Việc thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về thực hiện niêm phong vật chứng như sau:
Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
...
2. Thực hiện niêm phong vật chứng
a) Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chứng;
b) Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong (trường hợp vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được.
c) Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chi) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ rõ ràng bằng mực khó phai);
d) Đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;
đ) Dán giấy niêm phong;
Đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần có thể mở được để lấy vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng của vật chứng và những phần ghép, nối của vật chứng;
Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản.
e) Kiểm tra niêm phong của vật chứng (giấy niêm phong phải đảm bảo không bị rách, biến dạng; không bị mất, biến dạng các thông tin ghi trên giấy niêm phong).
...
Như vậy, việc thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Khi kết thúc niêm phong vật chứng thì người có thẩm quyền cần thực hiện những thủ tục gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về kết thúc niêm phong vật chứng như sau:
Trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng
...
3. Kết thúc niêm phong vật chứng
Lập biên bản niêm phong vật chứng. Biên bản phải mô tả đúng thực trạng của vật chứng trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện, tham gia niêm phong vật chứng theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này. Biên bản được lập, đưa vào hồ sơ vụ án và giao 01 bản cho người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong.
Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong, người bào chữa không ký vào biên bản niêm phong, giấy niêm phong, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng phải lập biên bản ghi rõ lý do với sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng.
Trong nhũng trường hợp: Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (hoặc người thân thích, đại diện hợp pháp của họ), người bào chữa không có mặt hoặc không đến, không có lý do chính đáng theo yêu cầu của cơ quan, người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng; vật chứng không có chủ sở hữu hoặc chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp thì phải lập biên bản, ghi rõ lý do và yêu cầu những người tham gia niêm phong ký vào biên bản.
Theo đó, khi kết thúc niêm phong vật chứng thì phải lập biên bản niêm phong vật chứng.
Biên bản phải mô tả đúng thực trạng của vật chứng trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện, người tham gia niêm phong vật chứng.
Biên bản được lập, đưa vào hồ sơ vụ án và giao 01 bản cho người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Niêm phong vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?