Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải là hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước không?
- Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm những trường hợp nào?
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải là hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước không?
Căn cứ Điều 36 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 10 của Luật này, Chính phủ quy định lộ trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành quốc gia.
2. Doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải thực hiện cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Luật này.
3. Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thu hút nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp.
5. Cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp;
b) Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Theo quy định trên, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phải là một trong những hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước.
Chủ sở hữu vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về nguyên tắc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Nguyên tắc chuyển giao:
a) Không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp;
b) Bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
c) Không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Đồng thời phải bảo đảm khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp và không giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp chuyển giao vốn trong trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 về các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
...
2. Các trường hợp chuyển giao:
a) Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp;
c) Chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp;
d) Chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Như vậy, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm trường hợp chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu; chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp.
Và chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp
Đồng thời chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng bao gồm chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vốn nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?