Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có được ghi thêm điều kiện kèm theo không?
- Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có được ghi thêm điều kiện kèm theo không?
- Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ thông qua ký chuyển nhượng được xem là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện nào?
- Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có áp dụng đối với hối phiếu có cụm từ “không trả theo lệnh” không?
Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có được ghi thêm điều kiện kèm theo không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về nguyên tắc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ như sau:
Nguyên tắc chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ không có giá trị.
2. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho hai người trở lên không có giá trị.
3. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng phải là không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên hối phiếu đòi nợ bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31 của Luật này. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
4. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ.
5. Hối phiếu đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
6. Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng phải là không điều kiện, mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng là không có giá trị.
Theo đó, người chuyển nhượng không được ghi thêm trên hối phiếu đòi nợ bất kỳ điều kiện nào ngoài những nội dung sau đây:
(1) Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ.
(2) Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây:
- Ký chuyển nhượng để trống;
- Ký chuyển nhượng đầy đủ.
(3) Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống.
(4) Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có được ghi thêm điều kiện kèm theo không? (Hình từ Internet)
Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ thông qua ký chuyển nhượng được xem là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ thông qua ký chuyển nhượng được xem là hợp pháp khi đạp ứng được đủ các điều kiện sau đây:
- Cầm giữ hối phiếu đòi nợ chưa quá hạn thanh toán và không biết hối phiếu đòi nợ này đã có thông báo về việc bị từ chối chấp nhận, từ chối thanh toán;
- Xác lập quyền sở hữu đối với hối phiếu đòi nợ một cách hợp pháp. Trường hợp người thụ hưởng nhận chuyển nhượng hối phiếu thông qua ký chuyển nhượng thì các chữ ký chuyển nhượng trên hối phiếu phải liên tục, không ngắt quãng;
- Không có thông báo về việc những người ký chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ trước đó đã cầm giữ hối phiếu đòi nợ bằng cách gian lận, cưỡng bức, ép buộc hoặc cách thức không hợp pháp khác.
Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng có áp dụng đối với hối phiếu có cụm từ “không trả theo lệnh” không?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng như sau:
Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng
1. Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
2. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng được áp dụng đối với tất cả hối phiếu đòi nợ, trừ hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng quy định tại Điều 28 của Luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 28 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định về hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng như sau:
Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng
Hối phiếu đòi nợ không được chuyển nhượng nếu trên hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
Như vậy, việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng không áp dụng đối với hối phiếu có ghi cụm từ “không trả theo lệnh”. “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
Theo đó, nếu hối phiếu đòi nợ có ghi cụm từ “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự thì hối phiếu đó không được chuyển nhượng
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?