Việc chuyển sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng khi gặp sự cố ảnh hưởng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xét duyệt trong thời hạn bao lâu?
- Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng trong hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?
- Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia trong trường hợp nào?
- Việc chuyển sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng khi gặp sự cố ảnh hưởng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xét duyệt trong thời hạn bao lâu?
Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng trong hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) định nghĩa về Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
29. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH là đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH.
30. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Cục Công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng của Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, cấu phần Thanh toán giá trị thấp, cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
31. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Trung tâm dữ liệu dự phòng để thực hiện chức năng dự phòng cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
32. Giá trị của giấy tờ có giá ký quỹ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.
33. Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ phần trăm (%) giữa giá trị giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng và hạn mức nợ ròng đầu ngày.
...
Theo quy định trên thì Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Trung tâm dữ liệu dự phòng để thực hiện chức năng dự phòng cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
Việc chuyển sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng khi gặp sự cố ảnh hưởng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xét duyệt trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) quy định về hoạt động của hệ thống dự phòng như sau:
Hoạt động của hệ thống dự phòng
1. Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia khi Trung tâm Xử lý Quốc gia bị sự cố không thể vận hành bình thường hoặc do chuyển đổi theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của Hệ thống TTLNH.
2. Trong thời gian Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế Trung tâm Xử lý Quốc gia, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có chức năng hoạt động như quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Mọi dữ liệu và kết quả xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có giá trị pháp lý như đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
Như vậy, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia khi Trung tâm Xử lý Quốc gia bị sự cố không thể vận hành bình thường hoặc do chuyển đổi theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Việc chuyển sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng khi gặp sự cố ảnh hưởng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xét duyệt trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 35 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) quy định về việc xét duyệt để đưa Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng vào sử dụng khi gặp sự cố như sau:
Xử lý lỗi kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH
...
3. Trong vòng 02 giờ kể từ khi Trung tâm Xử lý Quốc gia có sự cố không thể vận hành bình thường, Cục Công nghệ thông tin xem xét, quyết định chuyển hoạt động sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng. Việc chuyển hoạt động về Trung tâm Xử lý Quốc gia được thực hiện sau khi sự cố được khắc phục.
4. Lỗi bất khả kháng
Lỗi bất khả kháng là lỗi phát sinh bởi các sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của người quản lý, điều hành Hệ thống TTLNH, không thể dự kiến trước được và làm ngừng hoạt động Hệ thống TTLNH quá 02 giờ. Sau khi đã xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật nhưng không khắc phục được thì xử lý như sau:
a) Cục Công nghệ thông tin báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tình trạng lỗi bất khả kháng;
b) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giải pháp xử lý;
c) Thông báo cho các thành viên Hệ thống TTLNH qua một trong các kênh sau: mạng máy tính, thư điện tử, Fax hoặc điện thoại.
Như vậy, trong trường hợp Trung tâm Xử lý Quốc gia gặp sự cố không thể đảm bảo cho hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì trong vòng 02 giờ kể từ khi Trung tâm có sự cố, Cục Công nghệ thông tin xem xét, quyết định chuyển hoạt động sang Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng cho đến khi sự cố được khắc phục xong.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?