Việc đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát và đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát được quy định như thế nào?
Việc đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát như sau:
Bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ Đoàn giám sát mà mình là thành viên.
2. Các chủ thể giám sát có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu, kế hoạch giám sát.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho các chủ thể giám sát và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này.
5. Cơ quan thông tin đại chúng có quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 88 nêu trên. Trong đó, tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu, kế hoạch giám sát.
Hoạt động giám sát (Hình từ Internet)
Việc đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 90 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân như sau:
Bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
1. Kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và bộ phận phục vụ Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, kinh phí để phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Việc bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát như sau:
Bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát
1. Chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về giám sát, kết luận, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo đó, việc bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 89 nêu trên. Trong đó, nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động giám sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?