Việc đón tiếp khách của Bộ Công Thương thực hiện theo nguyên tắc nào? Đơn vị chủ trì có trách nhiệm chuẩn bị đón tiếp khách của Bộ Công Thương như thế nào?
Việc đón tiếp khách của Bộ Công Thương thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về nguyên tắc đón tiếp khách như sau:
Nguyên tắc đón tiếp khách
1. Tuân thủ các nguyên tắc ngoại giao, luật pháp, tập quán quốc tế, trong đó, đặc biệt chú trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, có đi có lại để tổ chức đón tiếp với mức độ và hình thức phù hợp.
2. Tuân thủ Quy chế làm việc của Bộ, đảm bảo văn hóa công sở và tôn trọng phong tục tập quán Việt Nam.
3. Mọi công việc lễ tân, hậu cần phục vụ cho việc đón tiếp khách phải được chuẩn bị chu đáo, văn minh, lịch sự.
4. Việc đón tiếp khách quốc tế phải đảm bảo đầy đủ các nghi lễ tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đón tiếp khách của Bộ Công Thương thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc ngoại giao, luật pháp, tập quán quốc tế, trong đó, đặc biệt chú trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, có đi có lại để tổ chức đón tiếp với mức độ và hình thức phù hợp.
- Tuân thủ Quy chế làm việc của Bộ, đảm bảo văn hóa công sở và tôn trọng phong tục tập quán Việt Nam.
- Mọi công việc lễ tân, hậu cần phục vụ cho việc đón tiếp khách phải được chuẩn bị chu đáo, văn minh, lịch sự
- Việc đón tiếp khách quốc tế phải đảm bảo đầy đủ các nghi lễ theo quy định của pháp luật.
Việc đón tiếp khách của Bộ Công Thương thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Các cuộc tiếp khách nước ngoài của Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về tiếp khách nước ngoài như sau:
Tiếp khách nước ngoài
Các cuộc tiếp khách nước ngoài quy định tại Quy chế này bao gồm:
1. Các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại Bộ Công Thương theo chương trình đón tiếp của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ có phân công Lãnh đạo Bộ đón tiếp.
2. Các cuộc đón tiếp và làm việc chính thức với các đoàn khách nước ngoài theo lời mời của Bộ trưởng hoặc theo đề nghị của khách đã được Bộ trưởng đồng ý.
3. Các cuộc tiếp xã giao của Lãnh đạo Bộ đối với khách nước ngoài.
4. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan Bộ tổ chức tiếp và làm việc với khách nước ngoài theo nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao trong phạm vi công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì các cuộc tiếp khách nước ngoài của Bộ Công Thương được pháp luật quy định như sau:
- Các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại Bộ Công Thương theo chương trình đón tiếp của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ có phân công Lãnh đạo Bộ đón tiếp.
- Các cuộc đón tiếp và làm việc chính thức với các đoàn khách nước ngoài theo lời mời của Bộ trưởng hoặc theo đề nghị của khách đã được Bộ trưởng đồng ý.
- Các cuộc tiếp xã giao của Lãnh đạo Bộ đối với khách nước ngoài.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan Bộ tổ chức tiếp và làm việc với khách nước ngoài theo nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao trong phạm vi công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của đơn vị
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì khi chuẩn bị đón tiếp khách của Bộ Công Thương?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế đón tiếp khách của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 5163/QĐ-BCT năm 2008, có quy định về chuẩn bị đón tiếp khách như sau:
Chuẩn bị đón tiếp khách
1. Căn cứ nội dung, yêu cầu của từng cuộc đón tiếp khách, Lãnh đạo Bộ phân công cụ thể 01 đơn vị chủ trì cho từng cuộc đón tiếp khách.
2. Đơn vị chủ trì có trách nhiệm xác định rõ mục đích, nội dung, thành phần, cấp bậc và tầm quan trọng của cuộc đón tiếp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Chương trình, nội dung và đề xuất các phương án đón tiếp trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị liên quan.
3. Đối với các vấn đề liên quan đến công tác lễ tân, hậu cần và kinh phí, đơn vị chủ trì có trách nhiệm trao đổi thống nhất với Văn phòng Bộ trước khi trình Lãnh đạo Bộ.
4. Đối với các vấn đề liên quan đến địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chủ trì có trách nhiệm trao đổi thống nhất với Cơ quan đại diện Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh trước khi trình Lãnh đạo Bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì Đơn vị chủ trì có của Bộ Công thương có trách nhiệm xác định rõ mục đích, nội dung, thành phần, cấp bậc và tầm quan trọng của cuộc đón tiếp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Chương trình, nội dung và đề xuất các phương án đón tiếp trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
Kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị liên quan.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?