Việc đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế được quy định thế nào? Thủ tục rút gọn khi đàm phán, ký điều ước quốc tế được áp dụng trong trường hợp nào?
Việc đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 71 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế như sau:
Đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế
Trong trường hợp cơ quan đề xuất xác định nội dung và tập hợp đầy đủ tài liệu cần thiết trong hồ sơ đề xuất ký điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 17 của Luật này trước khi đàm phán thì có thể đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.
Căn cứ Điều 17 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình theo nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Báo cáo đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế.
4. Báo cáo đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Văn bản điều ước quốc tế.
Như vậy, trong trường hợp cơ quan đề xuất xác định nội dung và tập hợp đầy đủ tài liệu cần thiết trong hồ sơ đề xuất ký điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 17 nêu trên trước khi đàm phán thì có thể đồng thời đề xuất đàm phán và ký điều ước quốc tế.
Ký điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thủ tục rút gọn khi đàm phán, ký điều ước quốc tế được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:
Đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trình tự, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế theo mẫu được quy định tại điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cùng một bên ký kết nước ngoài hoặc theo mẫu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, thủ tục rút gọn khi đàm phán, ký điều ước quốc tế được áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế theo mẫu được quy định tại điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cùng một bên ký kết nước ngoài hoặc theo mẫu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Việc đàm phán, ký điều ước quốc tế thực theo thủ tục rút gọn theo cũng có thể được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 72 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn như sau:
Đàm phán, ký điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn
...
2. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến;
b) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này, cơ quan kiểm tra, cơ quan thẩm định điều ước quốc tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, đề nghị kiểm tra, thẩm định;
c) Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 19 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 21 của Luật này;
đ) Hồ sơ trình về việc ký điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 17 của Luật này;
e) Tờ trình về việc ký điều ước quốc tế phải có đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế, đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 72 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều ước quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?