Việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được thực hiện như thế nào? Trường hợp nào phải đóng hoạt động vùng 2?
- Thời gian hoạt động của vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được quy định như thế nào?
- Thực hiện đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 trong trường hợp nào?
- Việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 có thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân không?
- Việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được thực hiện như thế nào?
Thời gian hoạt động của vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về thời gian hoạt động của vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau:
Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
1. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 02 vùng:
a) Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải;
b) Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát.
2. Thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này quyết định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 1; cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2.
Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể về thời gian hoạt động của vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2.
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền sẽ quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2.
Vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước (Hình từ Internet)
Thực hiện đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về trường hợp đóng hoạt động vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 như sau:
Thủ tục đóng, không cho phép hoạt động tại vùng 2
1. Vùng 2 được đóng, không cho phép hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Vì lý do quốc phòng, an ninh;
b) Khi có thay đổi về quy hoạch ngành quốc gia và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan đến vùng hoạt động;
c) Vùng hoạt động không đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có vùng hoạt động không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.
...
Như vậy, vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 bị đóng hoạt động trong nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên.
Việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 có thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thỏa thuận, công bố vùng hoạt động tại vùng 2 như sau:
Thẩm quyền thỏa thuận, công bố vùng hoạt động tại vùng 2
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng 2.
2. Trước khi thực hiện đầu tư dự án đầu tư xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thỏa thuận với chủ đầu tư về địa điểm, quy mô, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 48/2019/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Thủ tục đóng, không cho phép hoạt động tại vùng 2
...
2. Trường hợp đóng vùng hoạt động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng vùng hoạt động, trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
...
Như vậy, trong trường hợp vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 phải đóng hoạt động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng vùng hoạt động, trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
Việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 48/2019/NĐ-CP thì việc đóng vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 được thực hiện như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Sở Giao thông vận tải 01 đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP TẢI VỀ;
(2) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Sở Giao thông vận tải kiểm tra thông tin và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố đóng vùng hoạt động;
(3) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng vùng hoạt động theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP TẢI VỀ.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vui chơi giải trí dưới nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?