Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với những cá nhân nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Cho tôi hỏi việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với những cá nhân nào? Và chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm những nội dung nào? Câu hỏi của anh Nhật Dũng ở Bình Dương.

Việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với những cá nhân nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và chưa được cấp chứng chỉ kiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên;
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên. Kiểm định viên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng.

Theo quy định trên, huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và chưa được cấp chứng chỉ kiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.

Và việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên.

Kiểm định viên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng.

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Hình từ Internet)

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm những nội dung nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

Nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Lý thuyết chung: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định; phương pháp đánh giá rủi ro máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo lường, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn;
b) Lý thuyết nghiệp vụ: nguyên lý cấu tạo, vận hành thiết bị; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với từng đối tượng kiểm định;
c) Thực hành: kiểm định thiết bị theo quy trình kiểm định; sử dụng phương tiện đo lường; kiểm tra dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.
...

Theo đó, nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm lý thuyết chung; lý thuyết nghiệp vụ và thực hành.

Trong đó lý thuyết chung gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định; phương pháp đánh giá rủi ro máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo lường, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn.

Lý thuyết nghiệp vụ là nguyên lý cấu tạo, vận hành thiết bị; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với từng đối tượng kiểm định.

Và việc thực hành bao gồm kiểm định thiết bị theo quy trình kiểm định; sử dụng phương tiện đo lường; kiểm tra dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.

Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:

Nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
...
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm: Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định; các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.
...

Như vậy, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm những nội dung sau:

+ Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định.

+ Các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Trần Thị Tuyết Vân

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Các loại xe nâng nào phải thực hiện kiểm định an toàn? Mẫu phiếu khai báo sử dụng đối tượng kiểm định an toàn lao động dành cho doanh nghiệp?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có phải chịu trách nhiệm trực tiếp về kết luận của mình tại các bước kiểm định không?
Pháp luật
Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động là ai? 05 nhiệm vụ của Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện là gì?
Pháp luật
Mẫu bản ghi chép tại hiện trường đối với xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên là mẫu nào?
Pháp luật
Xe nâng người là gì? Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng người được quy định như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là mẫu nào? Tải về mẫu chứng chỉ?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn đối với xe nâng người là mẫu nào? Quy trình xử lý kết quả kiểm định xe nâng người như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức kiểm định cung cấp kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được mới nhất quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào