Việc huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 được thực hiện như thế nào?
- Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cần huy động và sử dụng những nguồn vốn nào?
- Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
- Huy động và sử dụng vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy địnhnhư thế nào?
- Huy động và sử dụng vốn hợp pháp khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
- Việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cần huy động và sử dụng những nguồn vốn nào?
Căn cứ Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, cần huy động và sử dụng những nguồn vốn sau đây để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn tín dụng;
- Nguồn vốn hợp pháp khác;
- Lồng ghép các nguồn vốn trên.
Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm và được cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách hằng năm theo từng nguồn vốn.
+ Ngân sách trung ương đảm bảo cân đối, bố trí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo tổng mức đã được Quốc hội phê duyệt trong chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm.
+ Ngân sách địa phương đảm bảo cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Nguyên tắc phân bổ và giao vốn nguồn ngân sách trung ương cho các cơ quan chủ quản chương trình
+ Tuân thủ quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Phù hợp tiến độ thực hiện kế hoạch giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, kết quả huy động vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, kết quả giải ngân vốn năm thực hiện.
- Phân bổ vốn ngân sách nhà nước tại địa phương thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Các nội dung được ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện
+ Thực hiện nội dung, hoạt động, dự án đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên thực hiện hoạt động đầu tư, bảo trì công trình xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất được quy định tại Chương IV, Chương V Nghị định này.
+ Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia ở trung ương và địa phương.
- Thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, các quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Việc huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 được thực hiện như thế nào?
Huy động và sử dụng vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy địnhnhư thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, việc huy động và sử dụng vốn tín dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như sau:
- Huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia thông qua các chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư từng chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Căn cứ các chính sách tín dụng của Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và quy định của pháp luật về quản lý vốn tín dụng chính sách.
- Sử dụng nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; khuyến khích cho vay ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội.
Huy động và sử dụng vốn hợp pháp khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, việc huy động và sử dụng vốn khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như sau:
- Huy động nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Huy động, thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
+ Huy động nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động), doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo sự tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng vốn huy động hợp pháp khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua các chính sách thu hút đầu tư được sử dụng theo quy định của pháp luật đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
+ Đóng góp (bằng tiền hoặc hiện vật) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện phân bổ, sử dụng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
+ Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý, sử dụng.
Việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2022/NĐ-CP, việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như sau:
- Nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
+ Lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu và trên cùng một địa bàn cấp xã, cấp huyện.
+ Đảm bảo không làm thay đổi các mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án; giảm thiểu chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung; tránh dàn trải, lãng phí trong sử dụng vốn.
+ Quá trình lồng ghép phải được thực hiện đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn.
+ Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nội dung, hoạt động trên địa bàn các huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Xác định rõ tỷ lệ huy động, đóng góp vốn từng chương trình, dự án được lồng ghép; thống nhất định mức chi theo từng nội dung, hoạt động được lồng ghép; thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn lồng ghép phù hợp với thực tế tại địa phương.
+ Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện hoạt động lồng ghép.
- Nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác
+ Dự án đầu tư.
+ Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
+ Các nội dung khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
- Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Như vậy, Chính phủ đã quy định rất chi tiết về huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, các cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý để thực hiện các quy định nêu trên.
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?