Việc kiểm soát công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được thực hiện ra sao?
- Công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc kiểm soát công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được thực hiện ra sao?
- Các cửa khẩu trên đường bộ, đường sông giữa Việt Nam và Cam-pu-chia được quy định thế nào?
Công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 13 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa của hai nước Việt Nam và Campuchia qua biên giới phải phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi Bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác, kể cả kiều dân của hai Bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.
- Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành và các tỉnh không phải là tỉnh biên giới của mỗi nước, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do các ngành, các cấp giao hoặc đã được hai Bên thỏa thuận phải có giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
- Các đơn vị quân đội hoặc quân nhân đi riêng lẻ của mỗi Bên qua lại biên giới để thực hiện nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng hai nước thỏa thuận, phải có giấy giới thiệu qua biên giới của các cơ quan quan sự có thẩm quyền do hai Bộ Quốc phòng thỏa thuận chỉ định.
- Cán bộ, viên chức, công nhân thuộc tỉnh biên giới của nước này đi tập thể hay cá nhân, qua tỉnh biên giới Bên kia thực hiện nhiệm vụ hoặc đi thăm viếng hữu nghị phải có giấy thông hành biên giới do chính quyền cấp tỉnh của mỗi nước cấp. Giấy thông hành biên giới nói trên chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới nơi đến.
- Những người dân mỗi nước qua lại biên giới vì việc riêng tư như thăm người thân, đất bốc mồ mả … phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
- Những người dân khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 5 Hiệp định này phải có giấy chứng minh biên giới. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới đó quá ba ngày phải có giấy phép của chính quyền xã hoặc đơn vị bộ đội biên phòng gần nhất bên phía mình cấp. Họ phải xuất trình giấy chứng minh biên giới và giấy phép đó nếu có cho chính quyền cấp xã nơi đến.
- Thủy thủ theo các tàu của Bên này qua lại lãnh thổ Bên kia phải có thẻ thủy thủ.
- Hàng hóa các loại đưa qua biên giới (trừ hàng quân sự) phải có giấy chứng nhận của cơ quan có hàng hóa đó và tuân theo đúng luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.
Việc kiểm soát công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được thực hiện ra sao?
Theo Điều 15 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định việc kiểm soát công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia được thực hiện theo quy định như sau:
- Người và hành lý, hàng hóa, phương tiện vận chuyển của hai Bên qua lại biên giới hai nước phải có đủ giấy tờ quy định ở Điều 13 Hiệp định này, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết.
Trường hợp người và hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.
- Những người dân khu vực biên giới ở những nơi xa cửa khẩu chính thì có thể qua biên giới bằng cửa khẩu phụ. Khi qua biên giới phải xuất trình giấy tờ với đồn, trạm biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát ở đó.
Ở những nơi không có đồn, trạm kiểm soát, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh biên giới cho chính quyền cấp xã nơi mình đến.
Nếu thời gian lưu lại khu vực biên giới Bên kia quá ba ngày đương sự phải xuất trình thêm giấy phép nói ở khoản f) Điều 13 Hiệp định này.
- Những người không thuộc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Cam-pu-chia muốn qua biên giới hai nước chỉ được đi qua cửa khẩu trên đường số 22.A.
Về phía Việt Nam hay đường số 1 về phía Cam-pu-chia, đường Sông Cửu Long (Sông Tiền) về phía Việt Nam hay đường sông Mê-công về phía Cam-pu-chia và chịu sự kiểm soát của các trạm kiểm soát tại những nơi đó.
Kiểm soát công dân, hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (Hình từ Internet)
Các cửa khẩu trên đường bộ, đường sông giữa Việt Nam và Cam-pu-chia được quy định thế nào?
Theo Điều 12 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
- Hai Bên thỏa thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:
- Hai Bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định này, hoặc những thỏa thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.
- Ở những nơi xa các cửa khẩu chính nói ở khoản a) Điều này, chính quyền cấp Tỉnh hai Bên có thể thỏa thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai Bên qua lại.
- Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu vực biên giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?