Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực được quy định thế nào?
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi điểm c khoản 21 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về nguyên tắc kiểm tra như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Kiểm tra viên điện lực chỉ thực hiện kiểm tra khi được giao nhiệm vụ. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm thì được quyền kiểm tra đột xuất nhưng phải báo cáo kịp thời cho người trực tiếp quản lý.
2. Khi tiến hành kiểm tra, bên kiểm tra phải tổ chức nhóm kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra có nhóm trưởng hoặc trưởng đoàn kiểm tra, trong đó ít nhất phải có 01 (một) Kiểm tra viên điện lực. Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực và thông báo nội dung kiểm tra cho bên được kiểm tra biết.
3. Việc kiểm tra phải được tiến hành với sự có mặt của đại diện bên được kiểm tra.
Trường hợp đại diện bên được kiểm tra vắng mặt, Kiểm tra viên điện lực phải mời ít nhất 02 người làm chứng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc cảnh sát khu vực để chứng kiến việc kiểm tra.
4. Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực được quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ hiện trường trước khi xuất trình thẻ Kiểm tra viên điện lực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
5. Kiểm tra viên điện lực phải lập Biên bản kiểm tra và ghi đầy đủ các nội dung đã kiểm tra theo quy định; lập Biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện theo quy định.
6. Các thiết bị đo điện được Kiểm tra viên điện lực sử dụng trong quá trình kiểm tra phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
Theo đó, việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Hoạt động điện lực (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) quy định như sau:
Hình thức kiểm tra
Việc kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực và việc kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực được tiến hành theo hình thức sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch là hoạt động kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra hoặc cơ quan cấp trên phê duyệt hàng năm bao gồm:
a) Hình thức kiểm tra có thông báo trước cho bên được kiểm tra;
b) Hình thức kiểm tra thường xuyên của Đơn vị điện lực đối với tài sản (công trình điện lực, lưới điện và các thiết bị khác) thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý sử dụng của đơn vị mình.
2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước cho bên được kiểm tra, được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về các dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện;
c) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Theo quy định trên, việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo Điều 15 Thông tư 27/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 31/2018/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về hình thức kiểm tra như sau:
Hình thức kiểm tra
Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện được tiến hành theo hình thức sau:
1. Kiểm tra theo kế hoạch là hình thức kiểm tra được thông báo trước cho đơn vị điện lực; tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
2. Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của đơn vị điện lực hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
Theo đó, việc kiểm tra hoạt động điện lực được tiến hành theo kế hoạch hoặc kiểm tra theo hình thức không thông báo trước được quy định cụ thể tại Điều 15 nêu trên.
Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực được quy định thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023), nội dung kiểm tra hoạt động điện lực bao gồm việc thực hiện các quy định của Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành về một hoặc các nội dung sau:
+ Kiểm tra điều kiện hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực hoạt động được cấp phép hoạt động điện lực.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về vận hành hệ thống điện.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thị trường điện (đối với các đối tượng tham gia thị trường cạnh tranh các cấp độ).
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá điện, mua bán điện (bao gồm cả ngừng, giảm mức cung cấp điện) và hợp đồng mua bán điện.
+ Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
+ Kiểm tra các quy định khác của pháp luật về điện lực.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) về nội dung kiểm tra hoạt động điện lực như sau:
Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
1. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc duy trì các điều kiện hoạt động điện lực theo Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp.
2. Kiểm tra chất lượng điện
a) Điện áp;
b) Tần số;
c) Các tiêu chuẩn chất lượng điện năng khác theo quy định về lưới điện nếu cần thiết.
3. Kiểm tra thiết bị đo đếm điện, bao gồm: công tơ điện, đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo; tính nguyên vẹn của niêm phong của hệ thống đo đếm điện năng; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các tài liệu có liên quan khác.
4. Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
5. Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện.
6. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Như vậy, nội dung kiểm tra hoạt động điện lực bao gồm các hoạt động kiểm tra sau:
+ Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc duy trì các điều kiện hoạt động điện lực theo Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp.
+ Kiểm tra chất lượng điện.
+ Kiểm tra thiết bị đo đếm điện.
+ Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
+ Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán điện.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động điện lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?